4 biểu hiện của bàn chân 'bắt' ra bệnh mỡ máu cao
- Được viết ngày Thứ tư, 01 Tháng 3 2023 15:26
Nếu ngón chân bị tím, bàn chân luôn lạnh..., bạn cần kiểm tra sức khỏe vì có thể đã mắc mỡ máu cao.
Tại Việt Nam, có gần 50% người trưởng thành sống ở các đô thị bị bệnh mỡ máu cao do chế độ dinh dưỡng và lối sống không lành mạnh, ít vận động. Thông tin này từng được PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam nêu tại Hội thảo khoa học "Báo động thực trạng thừa cholesterol - Hệ lụy và giải pháp" ngày 25/8/2022 do Tổng hội Y học Việt Nam và Viện Y học ứng dụng Việt Nam (VIAM) tổ chức.
Mỡ máu cao còn được gọi là rối loạn mỡ máu hay máu nhiễm mỡ, tăng cholesterol máu. Nó có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng, nhồi máu não, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, gan nhiễm mỡ, bệnh về mắt, loãng xương, suy giảm chức năng gan và ung thư gan. Nếu muốn biết mỡ máu có cao hay không, bạn hãy nhìn chân của mình xem có các triệu chứng nào dưới đây:
1. Móng chân tím
Ảnh: Pinterest
Thông thường, móng chân của chúng ta có màu hồng nhạt, đây là dấu hiệu của sức khỏe tốt. Nhưng sau khi mỡ máu tăng lên, móng chân có xu hướng chuyển sang màu tím.
Bản thân bàn chân là nơi xa tim nhất, tốc độ cung cấp máu tương đối chậm. Nếu lipid (chất béo) trong máu tăng cao, tốc độ lưu thông máu sẽ chậm lại, lượng máu cung cấp cho bàn chân giảm xuống. Lúc này máu tươi không kịp đến chân, chân mất đi máu nuôi dưỡng, móng chân sẽ xuất hiện màu tím tái.
2. Vết thương bàn chân lâu lành
Ảnh: Health Grades
Mỡ máu tăng cao ảnh hưởng đến tốc độ lưu thông máu của bàn chân, có thể gây giảm lượng máu và không thể nuôi dưỡng tốt bàn chân. Khi có vết thương trên cơ thể, yếu tố đông máu trong máu tươi cần được vận chuyển kịp thời để giúp làm liền vết thương, đóng vảy để cầm máu.
Nhưng bàn chân cách xa tim và tốc độ cung cấp máu chậm. Nếu mỡ máu tăng cao, tốc độ máu chảy sẽ chậm hơn, khiến vết thương không thể lành nhanh như mọi khi.
3. Màu da chân thay đổi bất thường
Ảnh: Pinterest
Mỡ máu trong cơ thể tăng cao dễ gây tổn thương mạch máu. Khi người bệnh mỡ máu cao nhấc chân lên thì da chân sẽ trắng bệch, còn khi hạ xuống, chúng sẽ chuyển sang màu hơi đỏ.
4. Lạnh chân
Bàn chân bình thường sẽ ấm. Bởi vì máu vốn ấm, khi khí huyết luôn lưu thông, bàn chân sẽ ấm. Ngược lại, nếu bàn chân bạn luôn lạnh thì nên cẩn thận vì đây là một triệu chứng của bệnh mỡ máu cao.
Mỡ máu cao sẽ làm cho máu đặc và chảy chậm. Bàn chân là phần cuối của chi dưới, xa tim nhất. Một khi máu lưu thông chậm lại, bàn chân sẽ bị lạnh do thiếu nhiệt độ từ máu.
Ngoài việc nhìn vào bàn chân, khi mỡ máu tăng cao, cơ thể cũng sẽ có những tín hiệu sau để cảnh báo tới bạn:
1. U vàng
U vàng là tín hiệu tăng mỡ máu ở người trung niên và cao tuổi. Một số người cao tuổi có mụn cóc màu vàng trên mí mắt, đó là do lipid máu tăng cao lắng đọng.
2. Béo phì
Béo phì là dấu hiệu phổ biến nhất của tình trạng tăng mỡ máu. Người béo phì không chỉ tăng mô mỡ trong cơ thể mà còn tăng đáng kể mỡ máu, đặc biệt là cholesterol, triglycerid và acid béo tự do cao hơn bình thường.
3. Chóng mặt và nhức đầu
Độ nhớt của máu tăng lên đáng kể, điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu bình thường của cơ thể. Để não hoạt động tốt, máu luôn cần được cung cấp, một khi thiếu máu cục bộ sẽ gây ra rối loạn chức năng não, cảm giác rõ ràng là chóng mặt, đau đầu, đôi khi kèm theo buồn nôn... Những tình trạng này cần được chú ý và điều trị.
4. Dễ mệt mỏi
Do độ nhớt của máu quá cao, máu sẽ lưu thông chậm lại, các chức năng trong cơ thể sẽ không thể hoạt động tốt, từ đó luôn xuất hiện các triệu chứng dễ mệt mỏi. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi không phải do chất lượng giấc ngủ kém, hay do căng thẳng quá mức, tình trạng này cần hết sức chú ý. Bạn cần kiểm tra xem mỡ máu của bạn có tăng hay không.
Làm gì để giúp giảm mỡ máu trong cơ thể?
1. Uống đủ nước
Sau khi xảy ra tình trạng tăng mỡ máu, cần chú ý bổ sung nước đầy đủ. Vì mỡ máu tăng cao, máu đặc lại dẫn đến tắc nghẽn lưu thông. Bổ sung nước đúng cách vào lúc này có thể làm giảm độ nhớt của máu và giảm mỡ máu.
2. Giảm căng thẳng
Trong thời gian biểu bận rộn, bạn có thể dành 5-10 phút để thẫn thờ, thường xuyên ngồi thiền hoặc tập yoga. Bạn cũng có thể tập thể dục ngoài trời hoặc nói chuyện với bạn bè để trút bỏ những cảm xúc không tốt, đồng thời tìm đến sự trợ giúp của chuyên gia tâm lý nếu cần thiết.
3. Tiếp tục tập thể dục
Đối với người bị mỡ máu cao, tập thể dục cũng là một biện pháp cần thiết. Mỗi tuần bạn nên tập ít nhất 4 đến 5 lần, thời gian mỗi lần tập nên duy trì trên 40 phút.
Ngoài tác dụng thúc đẩy quá trình lưu thông máu, tập thể dục còn có thể tiêu hao lượng mỡ thừa trong cơ thể, từ đó ngăn ngừa các bệnh như xơ vữa động mạch, tăng mỡ máu.
Theo Aboluowang/Ngoisao.net
*Nguồn: https://ngoisao.vnexpress.net/4-bieu-hien-cua-ban-chan-bat-ra-benh-mo-mau-cao-4575736.html
Tin liên quan khác
Tin mới hơn
- Hoa Thiên Phú - Trà giải độc giúp gan, thận luôn khỏe mạnh - 17/01/2024 08:45
- Lời Cảnh Báo: Thử thách ăn uống - trào lưu gây hại sức khỏe - 22/12/2023 08:30
- Bài tập Pilates trên thảm 2 trong 1 giúp bạn có hình thể đẹp - 31/10/2023 08:11
- Lời Cảnh Báo: Ngộ độc do tiêm botulinum để làm đẹp - 28/09/2023 11:08
- 6 thực phẩm không nên ăn vào bữa sáng - 17/04/2023 03:40
Tin cũ hơn
- Điều gì xảy ra khi chơi điện thoại trước lúc ngủ? - 24/02/2023 03:17
- Lương y tiết lộ 3 loại rau chính là 'siêu thực phẩm' bổ máu, 'rẻ hơn thịt, bổ hơn thuốc' - 21/02/2023 07:41
- 6 thực phẩm tốt cho sức khỏe tổng thể nhưng lại ăn mòn răng - 06/02/2023 08:14
- Thanh lọc cơ thể bằng trà xanh, nước dừa - 03/02/2023 09:15
- Phòng khám Tuệ Phúc Đường: Chăm sóc sức khỏe bằng phương pháp đông y, vật lý trị liệu - 09/01/2023 02:46