Thu tiền tỷ mỗi năm từ trồng cây atiso
- Được viết ngày Thứ tư, 20 Tháng 4 2016 09:48
Từ việc bán lá tươi, người trồng atiso ở Sa Pa thu về hàng tỷ đồng mỗi năm
Hiện toàn huyện Sa Pa (Lào Cai) có hơn 70 ha diện tích cây atiso cho thu hoạch gần 4.000 tấn lá tươi, đem lại nguồn thu gần 8 tỷ đồng/năm.
Nằm ở độ cao từ 1.500 - 1.800 mét, khí hậu ôn đới với nhiệt độ trung bình từ 15 - 18 độ C, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai có nhiều lợi thế để phát triển các loại cây dược liệu bản địa. Những năm gần đây, nhiều hộ nông dân ở vùng cao này đã phát triển một số các loại cây thuốc quý như đương quy, bạch chuột, mộc hương, tam thất, đỗ trọng… cung cấp nguyên liệu phục vụ cho nhu cầu sản xuất thuốc trong nước.
Từ việc bán lá tươi, người trồng atiso ở Sa Pa thu về hàng tỷ đồng mỗi năm
Gia đình ông Má A Sinh là một trong những hộ trồng nhiều atiso nhất ở xã Sa Pả. Loại cây này không chỉ cho gia đình thu hoạch lá, mà thân, củ và hoa cũng đem lại nguồn thu đáng kể. Được hướng dẫn kỹ thuật và có công ty nhận bao tiêu sản phẩm, ông Sinh rất yên tâm chăm sóc 3 ha dược liệu.
“Gia đình trồng 3 ha cây atiso, theo tính toán của gia đình, trừ chi phí mỗi năm gia đình cũng có thu nhập 300 triệu đồng”, ông Sinh tự tin cho biết.
Atiso là loại cây đem lại nguồn thu nhập khá, giúp nhiều hộ dân ở Sa Pa vươn lên thoát nghèo và làm giàu. Nhận thấy rõ tiềm năng kinh tế từ cây atiso, huyện đã đưa loại cây trồng này vào danh mục cây trồng dược liệu chủ đạo.
Hiện toàn huyện có hơn 70 ha cây atiso. Trung bình mỗi năm bà con thu hoạch gần 4.000 tấn lá tươi, đem lại nguồn thu gần 8 tỷ đồng. Cây atiso có thị trường bao tiêu ổn định do Công ty cổ phần Traphaco cam kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho người dân. Để đáp ứng đủ việc tiêu thụ atiso và một số cây dược liệu khác trên địa bàn huyện, Công ty Traphaco Sa Pa đã được đầu tư, lắp đặt các công nghệ dây chuyền tiên tiến.
Ông Đỗ Tiến Sỹ, Giám đốc Công ty Traphaco Sa Pa cho biết, trong nhiều năm gần đây, công ty đã tích cực và chủ động trong việc liên kết 4 nhà, qua đó cùng đồng hành với bà con nông dân, phối hợp với địa phương quy hoạch vùng trồng phát triển dược liệu, làm sao mỗi cây dược liệu có định hướng tại một địa điểm trồng một cách cụ thể, qua đó nâng cao năng suất, chất lượng của cây dược liệu.
Phát huy lợi thế về khí hậu và đất đai, từ năm 2015, huyện Sa Pa đã triển khai dự án trồng 4, 5 ha cây đương quy, tam thất cho một số hộ dân tại xã Sa Pả và khu vực thị trấn Sa Pa. Để khuyến khích, mở rộng diện tích trồng cây dược liệu, huyện đã có nhiều chính sách, xây dựng các kế hoạch phát triển, quy hoạch vùng trồng cây dược liệu.
Bà Trần Thị Lan Hương, Phó trưởng phòng Kinh tế huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai cho biết, trong giai đoạn từ năm 2015 – 2020, huyện Sa Pa chú trọng phát triển vùng cây dược liệu lên 200 ha. Đối với các diện tích cây dược liệu khác, huyện tuyên truyền, vận động cho các hộ dân tiến hành trồng theo đúng quy hoạch, không phát triển ồ ạt để nhằm tiêu thụ hết sản phẩm cho nông dân.
Việc quy hoạch, mở rộng diện tích trồng dược liệu trong giai đoạn tiếp theo trên cùng cao Sa Pa là hết sức cần thiết, nhằm thay đổi cơ cấu cây trồng để phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng nông thôn mới tại nhiều xã khó khăn của Sa Pa.
http://vov.vn/kinh-te/thu-tien-ti-moi-nam-tu-trong-cay-atiso-502144.vov
Theo VOV
Tin liên quan khác
Tin mới hơn
- Hành trình mắc nợ của công ty bầu Đức - 25/04/2016 04:30
- Murad được vinh danh 'Thương hiệu vàng thế kỷ 21' - 23/04/2016 05:44
- Khách hàng điên đầu với chính sách đổi trả sản phẩm - 22/04/2016 07:33
- Ai là người đại diện 30% vốn Nhà nước tại BIDV? - 22/04/2016 05:05
- VTV thoái vốn khỏi K+ vì thua lỗ - 20/04/2016 07:30
Tin cũ hơn
- Ông lớn dầu khí Nhật sẽ bán lẻ xăng ở Việt Nam - 19/04/2016 08:24
- Người mua vàng bị móc túi - 19/04/2016 07:28
- Gạo Việt rồi chỉ bán được cho người nghèo? - 18/04/2016 02:22
- Khu du lịch Mộc Châu: Lộn xộn trong khâu quản lý xây dựng - 15/04/2016 08:21
- Chọn mua chung cư nội đô hay nhà riêng xa trung tâm - 15/04/2016 04:57