Thực hư 'hiện tượng Equinox' khiến toàn châu Á nóng tới 40 độ C
- Được viết ngày Thứ ba, 26 Tháng 4 2016 11:01
Thông tin hiện tượng Equinox khiến chúng ta sắp phải chịu đợt nắng nóng lên tới 40 độ C đang khiến nhiều người lo sợ. Vậy sự thực là gì?
Mới đây, nhiều người đang chia sẻ dữ dội một mẩu tin cảnh báo tác hại của hiện tượng có cái tên khá kỳ lạ: Equinox. Nội dung thông điệp như sau.
Mẩu tin này xuất phát từ một thông điệp cũng đang được lan truyền với tốc độ khủng khiếp trên khắp các mạng xã hội trên thế giới. Trong đó, mẩu tin cảnh báo rằng trong thời gian diễn ra hiện tượng Equinox, Mặt trời sẽ chiếu chiếu thẳng vào đường xích đạo, khiến gần như toàn bộ châu Á phải chịu nắng nóng lên tới 40 độ trong vài ngày.
Với nhiệt độ kinh khủng như vậy, Equinox được cho là có thể gây nhiều biến chứng sức khỏe nghiêm trọng cho con người.
Mẩu tin bằng tiếng Anh được cư dân mạng trên thế giới chia sẻ với tốc độ khủng khiếp
Vậy rốt cục, Equinox là hiện tượng như thế nào? Phải chăng nắng nóng kéo dài những ngày gần đây đều là lỗi của hiện tượng này?
Equinox là xuân phân và nó có khiến nhiệt độ nóng lên
Trong tiếng Anh, Equinox có nghĩa là "điểm phân", là hiện tượng xảy ra khi đường xích đạo của Trái đất đi qua trung tâm của Mặt trời.
Mỗi năm, có 2 lần Equinox xảy ra vào tháng 3 và tháng 9, với tên gọi lần lượt là xuân phân và thu phân. Đây cũng là những thời điểm đánh dấu sự giao mùa của Trái đất.
Trong khoảng thời gian này, nhiệt độ có thể nóng lên, do lúc này bức xạ Mặt trời tăng lên đáng kể.
Nhưng tất cả chỉ là... tin vịt
Sự thực là Equinox có xảy ra, nhưng nó không phải là nguyên nhân có thể khiến cho Trái đất phải chịu những đợt nóng kỷ lục trên 40 độ C trong vài ngày như vậy.
Theo ông B S Thampi - chuyên gia khí tượng tại Ấn Độ thì thông điệp đang được lan truyền là không chính xác. Ông cho biết: "Đúng là thời điểm xuân phân có thể khiến nhiệt độ tăng lên, nhưng đây không phải là nguyên nhân chính. Nắng nóng chủ yếu là vì chúng ta không có mây. Một bầu trời quang đãng không mây sẽ khiến mặt đất phải hứng chịu nhiều bức xạ hơn, và tất nhiên là nóng hơn".
Nóng kỷ lục cũng chẳng liên quan gì đến Equinox
Ngoài ra, Pradeep John, một blogger khoa học nổi tiếng cũng chỉ ra rằng Equinox vốn là một hiện tượng thiên văn xảy ra hàng năm, và nó chẳng ảnh hưởng nhiều đến sự tăng nhiệt độ đột biến cả.
Nhiệt độ tăng vì Equinox chỉ là hiện tượng thường thấy khi thời tiết chuyển từ xuân sang hạ. Theo anh, thứ có thể gây ảnh hưởng mạnh đến nhiệt độ là những cơn bão Mặt trời có cường độ lớn, và El Nino.
Vậy tóm lại, chúng ta cần hiểu được rằng Equinox là một hiện tượng thiên văn thường niên. Dù nó có làm tăng nhiệt độ, nhưng sự tác động này là không hề đáng kể, và chắc chắn hậu quả không thể khủng khiếp như mẩu thông điệp đang được lan truyền mạnh mẽ hiện nay.
Theo Trí Thức Trẻ
Tin mới hơn
- Sự nguy hiểm của thủy triều đỏ - 28/04/2016 06:06
- Nói thủy triều đỏ gây cá chết là thiếu căn cứ khoa học - 28/04/2016 05:53
- Cá chết xuất hiện ở Đà Nẵng - Lăng Cô - Cù Lao Chàm - 27/04/2016 08:55
- Lo hệ sinh thái biển bị hủy diệt sau vụ cá chết - 27/04/2016 04:45
- Formosa xin lỗi sau phát ngôn 'chọn tôm cá hoặc nhà máy' - 26/04/2016 09:29
Tin cũ hơn
- Giám đốc đối ngoại Formosa: Chọn tôm cá hoặc chọn nhà máy - 26/04/2016 01:41
- Xác cá voi nặng 100 kg dạt vào bờ ở miền Trung - 24/04/2016 06:35
- Xẻ thịt gần 2 tấn heo chết để đưa vào TP HCM tiêu thụ - 21/04/2016 05:15
- TP HCM nắng nóng kéo dài, bệnh nhân tăng đột biến - 20/04/2016 07:54
- Cá chết hàng loạt do nước biển bị ô nhiễm ở Vũng Án - 20/04/2016 07:39