Thói quen khi sử dụng nước mắm đang 'âm thầm' gây hại cả nhà
- Được viết ngày Thứ tư, 26 Tháng 7 2017 14:38
Khi chế biến món ăn có nước mắm, nếu kết hợp sai cách có thể sẽ làm biến chất, món ăn sẽ không ngon.
Nước mắm là một trong những gia vị được ưa chuộng của người Việt. Chỉ với một chai nước mắm nguyên chất, các bà nội trợ có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon. Tuy vậy, khi chế biến món ăn có nước mắm, nếu kết hợp sai cách có thể sẽ làm biến chất, món ăn sẽ không ngon.
Chia sẻ với phóng viên, PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, ĐH Bách khoa, Hà Nội đã chỉ ra những sai lầm khi bà nội trợ nêm nước mắm vào món ăn.
Nêm nước mắm vào món ăn đang sôi
Nếu nêm nước mắm lúc nước đang sôi sùng sục (nhiệt độ cao) sẽ làm biến mất một phần axit amin trong nước mắm và món ăn. Như vậy, món ăn sẽ không ngon, không có vị ngọt. Hơn nữa, món ăn dễ biến thành màu sẫm do axitamin kết hợp với đường trong món ăn.
Nhiều bà nội trợ mắc sai lầm khi nêm nước mắm vào món ăn
Đun nước mắm quá lâu
Theo PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh, kể cả bà nội trợ nêm nước mắm vào lúc thức ăn vẫn còn nguội sau đó đun quá lâu thì mùi vị và vitamin trong nước mắm sẽ bốc hơi hết.
Dùng chung bát nước mắm có thể lây bệnh
Đó là thói quen có từ hàng trăm năm nay, nhưng theo các chuyên gia, thói quen này chính là con đường để vi khuẩn helicobacter pylori (Hp) xâm nhập vào cơ thể nhanh nhất. Đây là một loại vi khuẩn sống trong dạ dày có thể gây viêm loét niêm mạc dạ dày - tá tràng dẫn tới ung thư.
Trẻ dưới 1 tuổi không nên ăn nước mắm
Ở trẻ dưới 1 tuổi, cơ thể có thể tự xử lý lượng Natri thừa trong thực phẩm tự nhiên nhưng nếu bạn bù thêm muối, nước mắm cho bé sẽ khiến cơ thể trẻ thêm gánh nặng, đặc biệt là thận.
Khi dư thừa Natri, trẻ biếng ăn và mệt mỏi nhiều hơn vì làm mất cân bằng nước trong cơ thể. Lượng Natri dư thừa còn làm tăng nguy cơ đào thải canxi ra ngoài theo nước tiểu khiến bé có nguy cơ thiếu canxi, không thuận lợi cho quá trình phát triển chiều cao của bé.
Người có tiền sử bệnh tật không nên ăn nhiều nước mắm
Những người mắc các bệnh như tiểu đường, cao huyết áp, bệnh suy thận và suy thận mãn tính, bệnh tim mạch, bệnh cơ xương khớp nếu ăn quá nhiều nước mắm sẽ khiến cho bệnh ngày càng trầm trọng hơn.
Hướng dẫn chọn nước mắm ngon thông qua màu sắc và hương vị:
Về màu sắc: Nước mắm ngon có màu nâu cánh gián sậm hoặc màu nâu vàng, trong và không có cặn đục.
Về hương vị: Nước mắm ngon khi ăn vào thì thấy vị mặn ở đầu lưỡi nhưng ngọt ở cuống họng và có hương vị đặc trưng. Còn nước mắm chỉ có vị mặn chát từ đầu đến cuối là nước mắm không ngon.
Theo Dân Việt
Tin liên quan khác
Tin mới hơn
- Đường ăn kiêng giúp giảm cân? Khoa học khuyên bạn hãy nghĩ lại đi - 05/08/2017 17:18
- 8 động tác giúp loại bỏ mỡ thừa vùng lườn hiệu quả nhất - 04/08/2017 08:31
- Những điều cần biết về giấc ngủ trưa - 03/08/2017 08:08
- Hiệu ứng kỳ diệu của hoa hồng - 31/07/2017 10:09
- Thực phẩm chống nếp nhăn - 27/07/2017 08:48
Tin cũ hơn
- Lái xe hơn 2 giờ/ngày có thể làm giảm IQ - 25/07/2017 07:47
- 7 điều xảy ra với cơ thể khi ăn 4 hạt hạnh nhân mỗi ngày - 24/07/2017 02:39
- Điều kì diệu gì xảy ra nếu bạn ngậm tép tỏi trong miệng khoảng 30 phút? - 22/07/2017 18:10
- Làm chậm quá trình lão hóa làn da - 21/07/2017 09:05
- Gần 10.000 người mắc bệnh, TP.HCM là tâm điểm dịch sốt xuất huyết - 21/07/2017 05:00