Những dấu hiệu khác thường trên bàn chân cho thấy sức khỏe của bạn đang 'báo động'
- Được viết ngày Thứ ba, 08 Tháng 10 2024 11:57
Bàn chân chính là trái tim thứ hai của con người, chính vì vậy thông qua nó bạn có thể biết được tình hình sức khỏe của mình.
Ngứa ở chân
Theo các chuyên gia thì việc ngứa hay có vảy trên da là dấu hiệu bạn đã bị nhiễm nấm thông thường. Cũng có thể do bị phản ứng với hóa chất hoặc các sản phẩm chăm sóc da - được gọi là viêm da tiếp xúc - cũng gây ngứa. Nếu ngứa kèm theo ngón chân có vết lằn, cần nghĩ đến bệnh vảy nến, các loại thuốc dạng kem sẽ làm giảm các triệu chứng của bệnh.
Ngón chân gập
Biến dạng bàn chân này thường là do đôi giày của bạn. Nó quá chật làm co quắp ngón chân nhưng cũng không loại trừ những căn bệnh có thể làm ngón chân co như vậy – đó là do tổn thương các dây thần kinh: như ở người tiểu đường, nghiện rượu, hoặc rối loạn thần kinh. Trong trường hợp do các bệnh xương khớp cần phải phẫu thuật hoặc vật lý trị liệu thích hợp.
Chân lạnh
Một người khỏe mạnh thì bàn chân thường ấm áp, nếu bàn chân và các ngón chân của bạn luôn luôn lạnh, nguyên nhân đó có thể là do vấn đề tuần hoàn trong cơ thể khiến máu lưu thông kém bao gồm các bệnh liên quan đến thuốc lá, cao huyết áp hoặc bệnh tim. Đồng thời, bạn dễ bị các tổn thương thần kinh ở người bệnh tiểu đường do không kiểm soát được đường huyết, bệnh suy giáp, thiếu máu cũng làm cho đôi chân của bạn cảm thấy lạnh. Hãy loại trừ các nguyên nhân bệnh tật ở trên bằng việc đi khám bác sĩ .
Chân co thắt
Nếu như bạn thường xuyên cảm nhận được những cơn đau nhói ở bàn chân là dấu hiệu của một sự co thắt cơ hoặc chuột rút, có thể kéo dài nhiều phút thì có thể do bạn đang làm việc quá sức và cơ bắp mệt mỏi là nguyên nhân phổ biến. Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác bao gồm lưu thông kém, mất nước, mất cân bằng kali, magiê, canxi, hoặc nồng độ vitamin D trong cơ thể. Nếu co thắt thường xuyên hoặc nghiêm trọng hãy gặp bác sĩ.
Bàn chân sưng
Nguyên nhân dẫn tới việc bàn chân bị sưng thường là do phải đứng quá lâu, nếu như không phải do nguyên nhân này thì thường là do phụ nữ đang mang thai. Nếu không phải hai trường hợp trên thì rất có thể là một dạng bệnh nguy hiểm do tuần hoàn kém, hay vấn đề ở hệ bạch huyết, hoặc một cục máu đông. Khi thận bị rối loạn chức năng hoặc tuyến giáp hoạt động kém cũng gây sưng ở chân.
Đau gót chân
Theo các chuyên gia cho biết nguyên nhân phổ biến nhất của đau gót chân là do viêm màng gân lòng bàn chân. Bạn có thể nhận biết thông qua cơn đau đầu tiên thức dậy và gây áp lực lên chân. Viêm khớp do vận động quá sức, và không vừa giày có thể gây đau gót chân. Nguyên nhân ít gặp hơn bao gồm nhiễm trùng xương, khối u, hoặc gãy xương.
Móng chân vàng
Theo các bác sĩ cho biết móng chân bị vàng thường do nhiễm nấm thường làm dày móng chân và có màu vàng. Đây cũng là một dấu hiệu của một số căn bệnh liên quan đến hệ thống bạch huyết, bệnh phổi, bệnh vẩy nến, hoặc viêm khớp dạng thấp.
Móng trắng
Tổn thương móng hay mắc bệnh ở bất cứ nơi nào trong cơ thể có thể gây ra các vùng màu trắng ở móng. Nếu một phần hoặc toàn bộ móng xuất hiện màu trắng cần lưu ý các chấn thương, nhiễm trùng móng, bệnh vẩy nến. Đôi khi đó là những căn bệnh nghiêm trọng hơn bao gồm bệnh gan, suy tim sung huyết, hoặc bệnh thận.
Đau nhức khớp chân
Viêm khớp dạng phong thấp đầu tiên là cảm thấy đau nhức qua các khớp bé trên có thể như đốt ngón chân và ngón tay, đau nhức đồng thời cùng với sưng phù và xơ cứng, loại đau nhức này có tính đối xứng viêm khớp dạng phong thấp xảy ra nhiều ở phụ nữ, tỉ lệ mắc bệnh của phụ nữ cao gấp 4 lần so với nam.
Ngón chân cái đột nhiên to lên
Có thể là bệnh Gout - một bệnh viêm khớp, thông thường gây ra do nhiều acid uric Acid uric thông thường tồn tại ở những bộ phận cơ thể có nhiệt độ khá thấp, và nơi mát nhất và xa tim nhất trong cơ thể lại chính là ngón chân cái. Nam giới từ 40-50 tuổi hoặc phụ nữ sau khi tắt kinh nguyệt đều dễ mắc bệnh Gout.
Chuột rút
Chân đột nhiên bị chuột rút hoặc cơ bắp co rút đột ngột, nguyên nhân có thể do luyện tập hoặc mất nước nên tạm thời có triệu chứng đó. Có lúc, khi đang nằm, một thớ thịt hoặc một mảng thịt xung quanh bỗng nhiên chuột rút, sau đó kèm theo cảm giác đau nhức.
Nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra, trong thực đơn ăn uống hàng ngày nên chú ý dung nạp thêm canxi kẽm và magie Nếu bà bầu ở trong thời kỳ cuối mang thai nên cẩn thận phải tăng thêm lượng máu lưu chuyển, ngăn chặn phát sinh tình trạng này.
Tê hai chân
Hai chân không có cảm giác, điều này là do bệnh thần kinh xung quanh thay đổi gây ra. Có nhiều nguyên nhân làm cho dây thần kinh xung quanh thay đổi, nhưng hai nguyên nhân chính là bệnh tiểu đường và lạm dụng uống rượu Trị liệu hóa học cũng là một nguyên nhân khác. Càng nghiêm trọng hơn đó là dạng tê không cảm giác này sẽ kéo dài đến tay, làm cho bạn cảm thấy như mình đang đeo một chiếc bao tay dài.
* Nguồn: https://tienphong.vn/nhung-dau-hieu-khac-thuong-tren-ban-chan-cho-thay-suc-khoe-cua-ban-dang-bao-dong-post1679671.tpo
Tin liên quan khác
Tin mới hơn
Tin cũ hơn
- Tác hại không thể ngờ của việc bắn dây thun vào cổ tay - 25/09/2024 07:52
- Xuất hiện 5 dấu hiệu này, hết sức cẩn trọng với ung thư phổi - 24/09/2024 08:51
- Dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc ung thư sau tuổi 40 - 13/09/2024 10:35
- Ba không khi ngủ trưa - 23/08/2024 11:28
- Trời nóng, người phụ nữ ăn đá bào mỗi ngày khiến đường huyết tăng vọt - 22/08/2024 08:49