Bộ phận 'độc nhất vô nhị' trên cơ thể con lợn, ăn nhiều rất tốt cho tim và máu
- Được viết ngày Thứ hai, 20 Tháng 9 2021 15:30
Có một bộ phận còn đắt giá hơn cả thịt lợn, nếu dùng thường xuyên sẽ tăng cường sức khỏe tim mạch, tăng sức co bóp cơ tim đó chính là phần tim lợn.
Bộ phận bổ nhất của con lợn, cực tốt cho tim và máu
Lợn là nguồn thực phẩm bổ dưỡng, cung cấp chất đạm, chất béo, vitamin và các muối khoáng cho cơ thể. Nếu cơ thể tiêu thụ một lượng vừa phải thịt lợn sẽ có lợi trong việc duy trì khối lượng cơ bắp, cải thiện trí não, nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa tình trạng thiếu máu và tổn thương tế bào thần kinh.
Thịt lợn có lợi nhưng đây không phải bộ phận duy nhất có giá trị trong cơ thể con lợn. Có một bộ phận còn đắt giá hơn cả thịt lợn, nếu dùng thường xuyên sẽ tăng cường sức khỏe tim mạch, tăng sức co bóp cơ tim đó chính là phần tim lợn.
Chính vì mỗi con lợn chỉ có một quả tim nên không phải lúc nào cũng sẵn để mua, nếu không đi chợ từ sáng sớm thì đôi khi có tiền cũng chưa chắc đã mua được phần "thịt" này.
Bộ phận còn đắt giá hơn cả thịt lợn, nếu dùng thường xuyên sẽ tăng cường sức khỏe tim mạch đó chính là phần tim lợn.
Tim lợn có chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, chất béo, canxi, phốt pho, sắt, vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, niacin... có tác dụng tăng cường chức năng cơ tim rất tốt. Nó cũng có lợi cho việc phục hồi chức năng của tim hay thần kinh. Ngoài ra, tim lợn còn bổ máu, chữa mất ngủ, hồi hộp, vã mồ hôi...
Đặc biệt tim lợn là nguồn cung cấp tuyệt vời vitamin B3 (niacin). Loại vitamin này có tác dụng thúc đẩy quá trình dị hóa chất béo trong cơ thể, giãn nở mạch máu, có lợi cho chức năng hô hấp. Nếu cơ thể thiếu hụt vitamin B3 sẽ mắc các bệnh như viêm da, viêm lưỡi, mất ngủ.
Ngoài ra, thành phần riboflavin (vitamin B2) hỗ trợ tạo năng lượng, có lợi cho sức khỏe máu, cải thiện thị giác và giảm mệt mỏi. Hàm lượng choline trong thịt lợn giúp tăng cường chức năng gan, giảm áp lực trong việc xử lý chất béo.
Tim lợn có thể dùng để nấu cháo, xào cần tỏi, xào rau củ, hầm thuốc bắc, hầm hạt sen... món nào cũng ngon lành và bổ dưỡng. Một số món ăn/bài thuốc có thể chế biến với tim lợn:
- Dưỡng tâm an thần, chữa mất ngủ: Tim lợn 100g, hạt sen bỏ tâm 20g, bách hợp 25g. Đem tim lợn đi thái lát, cho nước vào nấu 30 phút, sau đó bỏ hạt sen và bách hợp, nấu nhừ. Ăn hạt sen và tim lợn, uống canh.
- Hỗ trợ điều trị đái tháo đường kèm mất ngủ, tâm huyết hư suy: Tim lợn 1 quả 250g, đương quy 60g, gia vị vừa đủ. Mổ tim lợn rửa sạch, nhét đương quy vào, sau khi nấu chín là bạn có thể thưởng thức.
- Cải thiện sức khỏe cho người già tim yếu, mệt mỏi, thấp khớp: Tim lợn 1 quả khoảng 200g, nhân sâm 3g, đông trùng hạ thảo 5g. Đun nước sôi, cho tim lợn vào đun sôi 30 phút, sau đó cho cả 2 vị thuốc vào nấu tiếp khoảng 15 phút cho chín. Ăn cả nước lẫn cái.
Những lưu ý quan trọng khi ăn tim lợn
ThS.BS Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết, trẻ em, phụ nữ có thai, người bị thiếu sắt thiếu máu, thanh thiếu niên có thể ăn tim lợn tuy nhiên không nên ăn quá nhiều, mỗi tuần có thể ăn 2-3 lần, mỗi lần ăn 50-70g với người lớn và 30-50g với trẻ nhỏ.
Khi mua, nên chọn loại tim còn đàn hồi tốt, bề mặt nhẵn không có nốt sần cục, màu đỏ tươi sẫm. Tốt nhất nên mua những loại đã biết được nguồn gốc từ nơi giết mổ, đã qua kiểm dịch từ những con vật khỏe mạnh không mắc bệnh.
Tim lợn dù tốt nhưng giàu cholesterol, chất này có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh cao huyết áp, mỡ máu cao, do đó bệnh nhân có mỡ máu cẩn trọng khi ăn tim lợn. Người cao tuổi, thừa cân - béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh gout, thận hư nhiễm mỡ thì cũng không nên ăn bộ phận này.
Theo Nhịp sống trẻ
* Nguồn: http://nhipsongviet.toquoc.vn/bo-phan-doc-nhat-vo-nhi-tren-co-the-con-lon-an-nhieu-rat-tot-cho-tim-va-mau-nhieu-khi-muon-mua-cung-kho-2220212090164887.htm
Tin liên quan khác
Tin mới hơn
- 7 điều nên làm và 5 điều cần tránh để tăng khả năng làm cha cho nam giới - 01/10/2021 13:28
- 6 thói quen phổ biến ở người trẻ tai biến mạch máu não - 29/09/2021 09:41
- Dịch COVID-19 bùng phát, chuyên gia cảnh báo cha mẹ không nên bỏ tiêm nhắc lại cho trẻ - 28/09/2021 10:15
- Người mắc tiểu đường cần lưu ý gì khi tiêm vaccine Covid-19? - 27/09/2021 01:29
- Một số mẹo để loại bỏ tình trạng hôi miệng - 23/09/2021 09:59
Tin cũ hơn
- Sống chung với F0, làm sao cho an toàn? - 17/09/2021 05:01
- Bộ Y tế cấm tiêm vắc-xin cho trẻ dưới 18 tuổi, cấm kết hợp 2 loại vắc-xin không theo hướng dẫn - 16/09/2021 09:48
- Nghiên cứu mới nhất về mức kháng thể sau khi tiêm vaccine COVID-19 - 15/09/2021 08:24
- 5 thói quen này vào buổi sáng sớm nên tránh - 13/09/2021 05:25
- Lý do vắc xin Pfizer ít tác dụng phụ hơn - 10/09/2021 07:43