Sau PVN đến lượt Petrolimex 'kêu khó'
- Được viết ngày Thứ hai, 07 Tháng 3 2016 15:23
Công ty Liên doanh kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong (VPT), công ty con có 55% vốn của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã gửi văn bản đề nghị giải quyết khó khăn.
Kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong.
Không lâu sau khi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PetroVietnam kêu khó cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất vì chênh lệch thuế sau khi thực hiện theo cam kết tại các Hiệp định thương mại Việt nam đã ký như FTA Việt Nam - Hàn Quốc, ASEAN đến lượt Petrolimex lên tiếng về vướng mắc khi thực hiện Hiệp định này và nêu đề xuất đối với Bộ Công Thương, Tổng cục Hải quan.
Petrolimex cho biết, hiện nay công ty VPT đang gặp một số khó khăn vướng mắc khi thực hiện các Hiệp định ưu đãi về thế quan là Việt Nam -Hàn Quốc, và Việt Nam - ASEAN. Theo đó các hãng xăng dầu nước ngoài khi gửi hàng tại Kho ngoại quan Vân Phong gặp vướng mắc trong quá trình đề nghị cấp CO.
Cụ thể, trong việc thực hiện FTA ASEAN -Việt Nam, theo Petrolimex quy định hiện nay tại Thông tư số 01/2013/TT-BCT của Bộ Công Thương, khi ghi tên người xuất khẩu tại C/O Back to Back thì thương nhân nước ngoài phải hiện diện ở Việt Nam.
Nhưng thực tế, theo Petrolimex, không phải lúc nào người xuất khẩu cũng có mặt tại Việt Nam để thực hiện qui định này cho nên, Tập đoàn này đề xuất Bộ Công Thương và Tổng cục Hải quan chấp nhận cấp C/O với người xuất khẩu mà không cần phải hiện diện tại Việt Nam khi làm thủ tục.
Cũng theo Petrolimex, Hải quan tỉnh Khánh Hòa chưa chấp nhận khai tên nước xuất khẩu theo C/O gốc cấp ban đầu dù chưa có hướng dẫn cụ thể khi đưa hàng form D từ nước ngoài vào VPT sau đó đưa tiếp vào nội địa Việt Nam.
Để giải quyết vướng mắc này, Petrolimex đề xuất Bộ Công Thương và Tổng cục Hải quan thống nhất hướng dẫn ghi nước xuất khẩu ngay trên C/O gốc lần đầu.
Với FTA Việt Nam - Hàn Quốc cũng có vướng mắc với C/O KV nên khi thương nhân nước ngoài đưa hàng lô lớn vào kho và cấp ra từng lô nhỏ thì lại không được cấp C/O.
Theo đó, Petrolimex đề xuất cấp mới C/O form KV cho hàng sau pha chế trên cơ sở quy định của Hiệp định nếu đáp ứng tiêu chí trị giá, xuất xứ sau pha chế và Tổng cục Hải qian cho hưởng ưu đãu thuế theo Hiệp định.
Petrolimex đề nghị Bộ Công Thương, Tổng cục Hải quan xem xét hướng dẫn, tạo điều kiện để công ty Kho ngoại quan Vân Phong duy trì hoạt động tiếp tục tạo lập được thị trường trung chuyển xăg dầu có uy tín của khu vực tại Vịnh vân Phong, thu hút được khách hàng lớn, kinh doanh có hiệu quả thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực góp phần đảm bảo an ninh năng lượng.
Thời gian qua, công suất khai thác sử dụng của khu xăng dầu ngoại quan Vân Phong ngày càng cao, đến quý I/2016 công suất thuê kho đạt trên 80% với khách hàng chủ yếu là hãng xăng dầu nước ngoài.
Đến nay, đã xuất nhập 8 triệu m3/tấn xăng dầu, trung bình tần xuất nhập đạt 40 lần tàu/tháng, tổng số thuế nhập khẩu tại Hải quan Vân Phong đạt hơn 12.000 tỷ đồng.
http://bizlive.vn/doanh-nghiep/sau-pvn-den-luot-petrolimex-keu-kho-1620045.html
Theo BizLive
Tin liên quan khác
Tin mới hơn
- Sacombank cho khách hàng 'ăn quả lừa' - 11/03/2016 02:24
- Nhiều doanh nghiệp lại bị bêu tên nợ thuế - 10/03/2016 09:51
- Hội đồng Tiền lương Quốc gia chuẩn bị xét tăng lương tối thiểu vùng 2017 - 10/03/2016 07:13
- Đắk Lắk ra 'tối hậu thư' với cà phê Trung Nguyên - 10/03/2016 05:19
- Nguy cơ phá sản dự án cá ngừ đại dương sang Nhật - 08/03/2016 07:49
Tin cũ hơn
- Quà tặng độc lạ 8/3 giá rẻ ở Sài Gòn - 07/03/2016 02:54
- Lần đầu tiên giá vàng Việt Nam rẻ hơn thế giới, vì sao? - 05/03/2016 02:52
- Bệnh viện cần tăng cường giám sát khi tăng viện phí - 04/03/2016 08:55
- Không cho Tập đoàn Dầu khí VN độc quyền cung cấp xăng dầu trong nước - 04/03/2016 04:44
- Lọc dầu Dung Quất ế hàng hay thất thu hàng ngàn tỷ - 03/03/2016 02:08