• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Hoạt động kinh doanh xuống dốc, Vinasun phải cắt giảm 8.000 lao động chính thức

Lượng nhân sự chính thức của Vinasun giảm từ 17.160 xuống chỉ còn 9.179. Áp lực cạnh tranh từ Uber, Grab khiến Vinasun phải chuyển sang hình thức cho thuê xe.

1 vinassun

Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) vừa công bố kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2017 giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, doanh thu nửa đầu năm nay chỉ đạt 1.903 tỷ đồng, giảm tới 16% và lợi nhuận trước thuế là 128 tỷ đồng, giảm 32%.

Nguyên nhân khiến hoạt động kinh doanh đi xuống đến từ sự cạnh tranh của Uber và Grab. Từ năm 2016 và quý 1/2017, số liệu kinh doanh của Vinasun và thu nhập cánh tài xế đã cho thấy dấu hiệu đi xuống, công ty đã phải cho tài xế bán thêm bưởi trên xe nhằm cải thiện đời sống.

Đáng chú ý, số liệu của Vinasun cho thấy công ty đã cắt giảm hợp đồng chính thức với gần 8.000 người, giảm lượng nhân sự từ 17.160 hồi đầu năm xuống chỉ còn 9.179 tính đến cuối quý 2.

Việc cắt giảm lái xe xuất phát từ quyết định chuyển sang mô hình cho thuê xe thay vì phân chia phí taxi. Điều này đã được đề cập tại đại hội cổ đông của Vinasun.

Trong mô hình chia sẻ doanh thu truyền thống, Vinasun sở hữu xe và thuê người lái rồi chia sẻ doanh thu với lái xe. Lái xe nhận 40-60% doanh thu và phải chịu tiền xăng. Trong khi đó, Vinasun nhận phần còn lại và trả các chi phí khác liên quan đến xe như chi phí điểm đón khách, bảo dưỡng định kỳ, chi phí sửa chữa xe.

Trong mô hình này, lái xe là nhân viên của Vinasun và Vinasun chịu trách nhiệm nộp bảo hiểm cho người lái xe.

Với mô hình cho thuê lái xe, lái xe nhận toàn bộ doanh thu và trả cho Vinasun một khoản phí thuê cố định từ 600.000-800.000 đồng. Lái xe sẽ chi trả toàn bộ chi phí liên quan đến xe bao gồm chi phí xăng xe, chi phí bảo dưỡng, chi phí sửa xe, chi phí bến đỗ. Trong mô hình này, Vinasun sẽ không chịu trách nhiệm nộp bảo hiểm xã hội cho lái xe.

Tuy nhiên, theo quan sát, mô hình mới chưa cải thiện được hiệu suất kinh doanh của Vinasun. Biên lãi gộp 6 tháng đầu năm nay tiếp tục sụt giảm xuống 13,9% trong khi năm 2013 là 17%.

6 tháng đầu năm nay, Vinasun thanh lý xe được 54 tỷ đồng, giảm so với con số 69 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Giai đoạn đầu năm 2017 là giai đoạn giá xe ô tô trong nước sụt giảm, khiến giá xe thanh lý của Vinasun cũng thấp đi.

Theo Tri Thức Trẻ

Thứ sáu, 21/07/2017, 16:47 GMT+7

Lượng nhân sự chính thức của Vinasun giảm từ 17.160 xuống chỉ còn 9.179. Áp lực cạnh tranh từ Uber, Grab khiến Vinasun phải chuyển sang hình thức cho thuê xe.

1-vinassun

Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) vừa công bố kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2017 giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, doanh thu nửa đầu năm nay chỉ đạt 1.903 tỷ đồng, giảm tới 16% và lợi nhuận trước thuế là 128 tỷ đồng, giảm 32%.

Nguyên nhân khiến hoạt động kinh doanh đi xuống đến từ sự cạnh tranh của Uber và Grab. Từ năm 2016 và quý 1/2017, số liệu kinh doanh của Vinasun và thu nhập cánh tài xế đã cho thấy dấu hiệu đi xuống, công ty đã phải cho tài xế bán thêm bưởi trên xe nhằm cải thiện đời sống.

Đáng chú ý, số liệu của Vinasun cho thấy công ty đã cắt giảm hợp đồng chính thức với gần 8.000 người, giảm lượng nhân sự từ 17.160 hồi đầu năm xuống chỉ còn 9.179 tính đến cuối quý 2.

Việc cắt giảm lái xe xuất phát từ quyết định chuyển sang mô hình cho thuê xe thay vì phân chia phí taxi. Điều này đã được đề cập tại đại hội cổ đông của Vinasun.

Trong mô hình chia sẻ doanh thu truyền thống, Vinasun sở hữu xe và thuê người lái rồi chia sẻ doanh thu với lái xe. Lái xe nhận 40-60% doanh thu và phải chịu tiền xăng. Trong khi đó, Vinasun nhận phần còn lại và trả các chi phí khác liên quan đến xe như chi phí điểm đón khách, bảo dưỡng định kỳ, chi phí sửa chữa xe.

Trong mô hình này, lái xe là nhân viên của Vinasun và Vinasun chịu trách nhiệm nộp bảo hiểm cho người lái xe.

Với mô hình cho thuê lái xe, lái xe nhận toàn bộ doanh thu và trả cho Vinasun một khoản phí thuê cố định từ 600.000-800.000 đồng. Lái xe sẽ chi trả toàn bộ chi phí liên quan đến xe bao gồm chi phí xăng xe, chi phí bảo dưỡng, chi phí sửa xe, chi phí bến đỗ. Trong mô hình này, Vinasun sẽ không chịu trách nhiệm nộp bảo hiểm xã hội cho lái xe.

Tuy nhiên, theo quan sát, mô hình mới chưa cải thiện được hiệu suất kinh doanh của Vinasun. Biên lãi gộp 6 tháng đầu năm nay tiếp tục sụt giảm xuống 13,9% trong khi năm 2013 là 17%.

6 tháng đầu năm nay, Vinasun thanh lý xe được 54 tỷ đồng, giảm so với con số 69 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Giai đoạn đầu năm 2017 là giai đoạn giá xe ô tô trong nước sụt giảm, khiến giá xe thanh lý của Vinasun cũng thấp đi.

Theo Tri Thức Trẻ