5 mẹo kiểm soát cảm xúc khi phỏng vấn xin việc
- Được viết ngày Thứ tư, 24 Tháng 1 2024 08:00
Cảm xúc lo lắng, hồi hộp là điều không thể tránh khỏi trước khi bước vào một buổi phỏng vấn xin việc, đặc biệt là những ứng viên chưa có kinh nghiệm. Do đó, việc kiểm soát được cảm xúc là điều vô cùng cần thiết để tạo cho bản thân một tinh thần vững chắc.
Bài viết dưới đây sẽ gợi ý 5 mẹo kiểm soát cảm xúc khi phỏng vấn tìm việc làm nhanh ở Cần Thơ, Sóc Trăng… mà bạn có thể tham khảo và cân nhắc áp dụng.
Kiểm soát hơi thở của mình
Giữ hơi thở đều đặn bình thường là cách nhanh chóng, dễ dàng và hiệu quả để giảm bớt lo lắng khi bước vào buổi phỏng vấn xin việc.
Bạn chỉ cần hít thở sâu để chế ngự sự lo lắng và hồi hộp đang nhen nhóm bên trong mình, sau đó thở ra bằng miệng và lấy lại sự cân bằng. Sau đó, chắc chắn bạn sẽ bình tĩnh và cảm thấy thư giãn hơn, sẵn sàng đối mặt với buổi phỏng vấn cam go ngay phía trước.
Thậm chí, nếu cảm thấy bối rối trước các câu hỏi của nhà tuyển dụng, bạn vẫn có thể dừng lại một chút và hít một hơi thật sâu. Điều này có thể giúp bạn tập trung trở lại để trả lời chính xác thông tin mà nhà tuyển dụng đang yêu cầu.
Duy trì thái độ tích cực trong toàn bộ cuộc phỏng vấn
Nghĩ về những điều vui vẻ, kết quả tích cực sẽ là “liều thuốc” giúp bạn tự tin và thoải mái hơn trong buổi phỏng vấn xin việc. Hãy cố gắng nghĩ về sự thành công sau buổi phỏng vấn, uống một ly ngụm nước ấm và nở nhẹ một nụ cười mỉm. Như thế, bạn chắc chắn có thể kiểm soát tâm lý tích cực trong buổi phỏng vấn.
Còn nếu như đang đợi đến lượt phỏng vấn thì có thể ổn định tâm trạng bằng cách nghe một bản nhạc vui để tiếp thêm năng lượng cho bạn và khiến bạn cảm thấy tự tin hơn về bản thân. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đứng dậy đi dạo một vài vòng, nhìn ngắm bầu trời, cây cối để giải tỏa sự tiêu cực ẩn giấu. Tuy đều là những điều đơn giản nhưng ít nhiều cũng có thể khiến bạn tập trung và đỡ khó chịu hơn.
Điều chỉnh tốc độ và âm lượng khi nói
Trên thực tế, sự lo lắng có xu hướng làm cho bạn nói quá nhanh, bị vấp hoặc nhấn mạnh từ ngữ nhiều trong khi nói. Chính vì vậy, tốt nhất bạn nên nói chậm lại để tiết chế cả tốc độ cũng như âm lượng của mình. Bạn cứ từ từ diễn đạt bằng tốc độ vừa phải, giọng nói dễ nghe để nhà tuyển dụng có thể hiểu được hết ý của bạn với thái độ tiếp nhận.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh nói quá lớn tiếng hoặc cười to vì họ có thể đánh giá bạn là người ứng xử không chuyên nghiệp, có phần hơi vô ý. Nhà tuyển dụng rất lưu tâm từng cử chỉ và lời nói của bạn trong buổi phỏng vấn nên hãy hạn chế những hành động thái quá.
Cởi mở với người phỏng vấn
Bạn có thể coi cuộc phỏng vấn giống như buổi trò chuyện thường ngày để tự giảm sự căng thẳng cho bản thân mình. Dù rằng bước vào cuộc phỏng vấn với không gian lạ lẫm, nhà tuyển dụng nghiêm túc,... thì bạn vẫn nên giữ phong thái cởi mở, sẵn sàng tiếp thu. Đó cũng là cách để bạn giảm bớt cảm giác tiêu cực mà chúng tôi muốn gợi ý - chính là hãy có tâm lý giống như đang tham gia cuộc trò chuyện thường ngày với bạn bè đồng nghiệp.
Bạn có thể xem người phỏng vấn trước mặt là anh, chị nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, và họ chỉ làm nhiệm vụ trao đổi thông tin với mình. Việc bạn cần làm lúc này là quan sát cảm xúc, cử chỉ của họ để phản ứng lại sao cho hợp lý, có thể là cùng cười nhẹ, hoặc nghiêm túc lắng nghe. Từ đó, bạn sẽ có cuộc phỏng vấn cởi mở, gần gũi và thân thiện hơn.
Không ngại nằm ở thế “tấn công” để kiểm soát cảm xúc
Không ít ứng viên nghĩ rằng khi phỏng vấn thì mọi chuyện sẽ diễn ra một chiều, nghĩa là quyền hỏi chỉ thuộc về nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể đặt ra câu hỏi ngược lại như kiểu “tấn công để phòng thủ” và giảm cảm giác căng thẳng cho mình ngay thời điểm ấy. Nó sẽ đưa cuộc phỏng vấn trở về trạng thái cân bằng khi hoạt động hỏi đáp được cả hai bên thực hiện.
Bạn có thể hoàn toàn tranh thủ khoảng thời gian đưa ra câu hỏi và đợi phản hồi từ nhà tuyển dụng để sắp xếp suy nghĩ và cân bằng cảm xúc nếu cảm thấy khó chịu. Điều này không những giúp bạn thoải mái hơn mà còn có thể ghi điểm với nhà tuyển dụng bởi sự chủ động và chuyên nghiệp trong khi phỏng vấn.
Phần lớn lời khuyên đều cho rằng ứng viên không nên quá áp lực khi đối diện với các cuộc phỏng vấn xin việc. Bởi vì suy cho cùng, mục đích của phỏng vấn là trao đổi thông tin giữa ứng viên và nhà tuyển dụng để tìm kiếm sự phù hợp. Chỉ khi nào bạn thực sự cảm thấy thoải mái, tự tin và giữ được bình tĩnh thì mới có thể hoàn thành tốt buổi phỏng vấn. Chúc các bạn thành công nhờ 5 mẹo kiểm soát cảm xúc khi phỏng vấn trên đây.
Pha Lê
Tin mới hơn
- Giá xăng giảm, RON95 sát mức 25.000 đồng/lít - 25/04/2024 09:11
- Cơ hội việc làm tiếng Hàn dành cho những ai giỏi ngôn ngữ này - 04/04/2024 01:42
- Dược sĩ Tiến - Nhà sản xuất: "Dám hết mình cho đam mê thì không gì là không thể" - 11/03/2024 02:28
- CEO Lê Thị Mỹ Ngọc với ước vọng đưa ngành du thuyền trở thành xu thế mới - 06/03/2024 09:04
- 5 lí do nên thêm người tham chiếu vào CV - 26/02/2024 08:47
Tin cũ hơn
- Doanh nhân Minh Xuân: 'Với chị, gia đình luôn đặt lên hàng đầu' - 25/12/2023 01:47
- Vì sao giá vàng tăng sốc chưa từng có? - 01/12/2023 08:06
- Để có CV xin việc đẹp, sinh viên cần chuẩn bị gì khi đang đi học? - 13/11/2023 08:46
- Celadon City: ‘Kiện toàn tiện ích, tạo lập điểm đến’ - 31/10/2023 03:03
- 5 lỗi cần tránh khi tạo CV trên điện thoại - 16/10/2023 07:18