Thời điểm nào sẽ lại có 'trăng xanh'?
- Được viết ngày Thứ bảy, 01 Tháng 8 2015 09:23
Tùy mỗi cách hiểu, "trăng xanh" sẽ rơi vào những thời điểm khác nhau.
"Trăng xanh" không phải là trăng màu xanh
Đêm qua (31.7), nhiều người yêu thiên văn trên thế giới đã cùng nhau được chiêm ngưỡng trăng tròn lần thứ hai trong cùng một tháng dương lịch, gọi là "trăng xanh" (theo định nghĩa phổ biến). Tuy nhiên, "trăng xanh" không hẳn có nghĩa là mặt trăng màu xanh.
Theo The Weather Network, ánh trăng chỉ có màu xanh khi có các hạt nhỏ là hạt tro núi lửa hoặc hạt khói từ các đám cháy rừng, bay lên trời. Loại hạt này sẽ phân tán ánh sáng màu đỏ mạnh hơn so với các bước sóng khác, và nó cho phép ánh sáng màu xanh đi qua. Vì vậy, khi ánh trăng chiếu qua một lớp các hạt này, tới mắt người xem ở Trái Đất thì nó sẽ có màu xanh. Đã 2 lần trăng có màu xanh thực sự, xảy ra vào năm 1980 và 1991 do ô nhiễm không khí.
Minh họa cách ánh trăng trở nên có màu xanh khi đi qua một lớp hạt bụi hoặc tro.
3 định nghĩa về cách xác định "trăng xanh"
Còn thực tế, "trăng xanh" không được các nhà khoa học gọi là hiện tượng thiên văn. Ngoài ra, có tới 3 định nghĩa khác nhau nói về cách xác định "trăng xanh".
Định nghĩa thứ nhất: "Trăng xanh" là khi trăng tròn lần thứ 3 trong một mùa mà có tới 4 lần trăng tròn. Tuy nhiên, trong suốt mùa hè năm 2015 này, trăng chỉ tròn 3 lần là vào ngày 2.7, 31.7 và 2.8, nên định nghĩa trên không thể áp dụng trong trường hợp này.
Nếu theo định nghĩa trên, lần "trăng xanh" gần đây nhất là vào ngày 20.8.2013, và tiếp theo sẽ rơi vào ngày 26.5.2016.
Tùy mỗi cách hiểu, "trăng xanh" sẽ rơi vào những thời điểm khác nhau.
Định nghĩa thứ hai: Định nghĩa này cho rằng, "trăng xanh" là trăng tròn lần thứ hai trong một cung chiêm tinh - tức dựa theo cung hoàng đạo trong thần thoại Hy Lạp. Tuy nhiên, trăng tròn vào ngày 2.7 và 31.7 không thỏa điều này.
Theo định nghĩa này, "trăng xanh" gần đây nhất là vào ngày 14.5.2014, và tiếp theo sẽ vào ngày 14.11.2016 (chỉ cách nhau 2,5 năm).
Định nghĩa thứ ba: Đây là định nghĩa được hiểu phổ biến nhất hiện nay, từng được in trong số báo tháng 3.1946 của tờ Sky & Telescope. Theo đó, "trăng xanh" đơn giản là khi trăng tròn lần thứ hai trong cùng một tháng dương lịch.
Theo định nghĩa này, "trăng xanh" gần đây nhất là vào ngày 31.8.2012. Và trăng tròn vào ngày 31.7.2015 cũng sẽ được gọi là "trăng xanh" - đây là trăng tròn lần thứ 36 kể từ ngày 31.8.2012. Sau này, chúng ta phải đợi thêm 30 lần trăng tròn nữa để tới dịp "trăng xanh" tiếp theo - 31.1.2018.
Ngọc Phạm (The Weather Network)
Tin liên quan khác
Tin mới hơn
- 10 điều có thể bạn chưa biết về iPhone 6S/6S Plus - 03/08/2015 08:40
- Honor 4C và câu chuyện bứt phá - 03/08/2015 08:21
- Tìm ra loại thuốc có thể 'diệt tận gốc' HIV? - 03/08/2015 06:26
- Những khác biệt thú vị về giao diện của Prime X và Prime Xense - 03/08/2015 03:06
- Những mẫu Toyota bị 'thất sủng' tại Việt Nam - 02/08/2015 01:16
Tin cũ hơn
- Cậu học sinh Cao Bằng được tặng Honor 4C sau khi gửi 'tâm thư' - 31/07/2015 04:45
- Quan sát được cực quang bên ngoài Hệ Mặt trời - 31/07/2015 03:37
- Sự thật khoa học khiến loài người 'bật ngửa' - 30/07/2015 07:35
- Tại sao chúng ta nghiện ‘like, share, comment’ trên Facebook - 29/07/2015 10:11
- Người dùng Android đang gặp nguy hiểm - 29/07/2015 03:08