150 năm có 1 lần: Siêu Trăng, Trăng máu, Trăng xanh cùng hội tụ vào đêm nay
- Được viết ngày Thứ tư, 31 Tháng 1 2018 14:05
Siêu Mặt Trăng, Trăng xanh và Nguyệt thực toàn phần (Trăng máu) diễn ra trong cùng một đêm. Sự kiện quá đặc biệt và vô cùng hiếm gặp, được NASA gọi là Super Blue Blood Moon.
Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam sẽ quan sát được hiện tượng Nguyệt thực toàn phần vào tối nay, ngày 31/01/2018. Đây là một trong những sự kiện thiên văn nổi bật nhất và đáng quan sát nhất trong năm nay.
Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Trái Đất nằm giữa và nằm thẳng hàng với Mặt Trời và Mặt Trăng. Lúc này Trái Đất sẽ che đi ánh sáng từ Mặt Trời đến Mặt Trăng, nhưng ánh sáng đỏ cam với bước sóng dài đi qua được bầu khí quyển Trái Đất và chiếu lên Mặt Trăng, khiến Mặt Trăng chuyển thành màu đỏ cam trên bầu trời.
Mặt Trăng chuyển thành màu đỏ cam trên bầu trời khi Nguyệt thực toàn phần diễn ra. Ảnh: Alphonse Sterling.
Để quan sát Nguyệt thực toàn phần, bạn cần đến những nơi có bầu trời hướng đông trống trải và thoáng đãng, nhìn thẳng về đó để quan sát Mặt Trăng dần mọc lên và chuyển thành màu đỏ cam.
Hãy bắt đầu quan sát từ 17 giờ 51 phút khi Mặt Trăng bắt đầu đi vào vùng nửa tối của Trái Đất, lúc này Mặt Trăng sẽ tối dần. Sau đó, bề mặt Mặt Trăng sẽ bắt đầu chuyển sang màu đỏ từ 19 giờ 51 phút và được phủ kín một màu đỏ vào lúc 20 giờ 29 phút.
Vị trí của Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng khi xảy ra Nguyệt thực toàn phần. Ảnh: Ftvh.
Ngoài ra, lần Trăng tròn này là lần Trăng tròn thứ hai trong cùng một tháng dương lịch, nên nó được gọi là Trăng xanh. Trăng xanh không phải là Mặt Trăng chuyển thành màu xanh.
Theo thông thường, mỗi tháng sẽ có một lần Trăng tròn và một năm sẽ có 12 lần Trăng tròn, nhưng do mỗi năm dương lịch dài hơn mỗi năm âm lịch 11 ngày, nên sau 2,7 năm dương lịch chúng ta sẽ có thêm một lần Trăng tròn.
Tối ngày 31/1/2018, người dân Việt Nam sẽ được chứng kiến ba sự kiện thiên văn cùng một lúc là Siêu Mặt Trăng, Trăng xanh và Nguyệt thực toàn phần (Trăng máu). Ảnh: CNBC.
Cứ 19 năm một lần sẽ có một năm có hai Trăng xanh, tháng 1 và tháng 3 của năm đó sẽ có hai lần Trăng tròn trong khi tháng 2 không có Trăng tròn nào, và năm 2018 chính là năm đó. Năm nay chúng ta sẽ có đến 14 lần Trăng tròn.
Trăng tròn lần này cũng là siêu Mặt Trăng khi Mặt Trăng đến gần Trái Đất với khoảng cách chỉ 356.565 km (khoảng cách trung bình là 384.400 km). Với khoảng cách này, Mặt Trăng sẽ to lớn hơn 14% và sáng hơn 30% so với trung bình mọi khi, nhưng bạn cũng sẽ rất khó khăn để nhận ra khi quan sát.
Ba sự kiện thiên văn diễn ra trong cùng một đêm rất hiếm gặp, lần trước là vào năm 1868, tức là 150 năm mới lặp lại. Ảnh: Sky&Telescope.
Thời gian cụ thể Nguyệt thực toàn phần • 17:51. Pha nửa tối bắt đầu, Mặt Trăng tiến vào vùng nửa tối của Trái Đất. • 18:48. Pha một phần bắt đầu, Mặt Trăng bắt đầu tiến vào vùng bóng tối của Trái Đất. • 19:51. Pha toàn phần bắt đầu, Mặt Trăng hoàn toàn nằm bên trong vùng bóng tối Trái Đất. • 20:29. Cực đại nguyệt thực, bề mặt Mặt Trăng chuyển màu đỏ cam hoàn toàn. • 21:07. Pha toàn phần kết thúc, Mặt Trăng bắt đầu rời khỏi vùng bóng tối của Trái Đất. • 22:11. Pha một phần kết thúc, Mặt Trăng rời hoàn toàn rời khỏi vùng bóng tối Trái Đất. • 23:08. Pha nửa tối kết thúc Mặt Trăng rời khỏi vùng nửa tối của Trái Đất. |
Theo Quang Niên/khampha.vn
Tin liên quan khác
Tin mới hơn
- Xu hướng công nghệ mới là tích hợp AI trên cơ thể người - 21/02/2018 09:18
- Nông dân Trung Quốc làm mô hình máy bay Airbus A320 - 20/02/2018 01:03
- Mách bạn cách chọn màu xe ô tô theo phong thủy để gặp nhiều may mắn - 18/02/2018 17:57
- 'Người kế nhiệm' McLaren 570S sẽ ra mắt vào năm 2019 - 13/02/2018 18:31
- Mỹ 'nâng cấp' gỗ thành vật liệu cứng hơn titan - 09/02/2018 04:15
Tin cũ hơn
- Đến quảng cáo trên YouTube cũng lợi dụng máy tính của bạn để khai thác tiền mã hóa - 27/01/2018 05:13
- Chẩn đoán ung thư: Phần mềm ColonFlag chính xác gấp 2 lần xét nghiệm - 25/01/2018 02:38
- Kính thông minh qua mặt được hệ thống nhận diện khuôn mặt - 18/01/2018 08:50
- Husky 125 Classic và Fancy hai dòng xe nổi bật nhất của SYM Đài Loan - 13/01/2018 05:34
- Samsung Galaxy S9 có gì đặc biệt để đối đầu với iPhone X? - 12/01/2018 18:09