• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Mạng 5G sẽ mang lại cho chúng ta những gì?

Mạng 5G đang là từ khóa hot nhất trong sự kiện Triển lãm di động toàn cầu MWC 2018 với những ưu việt mà nó mang lại. Vậy thực sự mạng 5G hoạt động như thế nào, mang lại lợi ích gì cho chúng ta?

5G tapchithoidai

Thuật ngữ 5G đang trở thành đề tài hot tại sự kiện công nghệ MWC 2018 năm nay, khi mà các nhà sản xuất thiết bị cũng như khai thác thị trường đang nhắm vào hoặc đưa ra sản phẩm của mình để triển khai công nghệ mới này vào năm 2020.

5G hoạt động như thế nào?

Giống như mạng 4G đang có mặt rộng rãi, 5G cũng hoạt động dựa trên tần số vô tuyến điện, tương tự như các chương trình tuyền hình, bộ đàm, tín hiệu Wi-Fi hoặc điều khiển từ xa của cửa gara xe. Tất nhiên, 5G sẽ sử dụng một tần số vô tuyến cao hơn với một tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn rất nhiều.

Nhưng vì các tần số vô tuyến điện tuy cao nhưng không thể phát xa được nên mạng 5G sẽ dựa vào những mảng ăng-ten nhỏ cùng với sự giúp đỡ của trí thông minh nhân tạo để cung cấp tốc độ dữ liệu gấp từ 50 đến 100 lần so với mạng 4G hiện tại.

5G có thể làm được những gì?

Mạng 5G sẽ mang lại cho chúng ta những gì? - 2

Sử dụng mạng 5G để chạy xe không người lái trong tương lai.

Đây là công nghệ mạng không dây tốc độ cao có thể giúp người dùng truy cập ứng dụng phức tạp hay tải lên những video chất lượng Ultra HD và 3D trở nên dễ dàng hơn. Không những thế với sự kết hợp giữa tốc độ và thời gian phản hồi nhanh, công nghệ mới này còn đưa chúng ta dần tiến tới kỉ nguyên "Internet of Things" (IoT) - khi mà tất cả thiết bị đều được hỗ trợ công nghệ AI như hỗ trợ xe ô tô, máy bay không người lái hay điều khiển được cả hoạt động của tủ lạnh.

Thậm chí trong tương lai bác sĩ và bệnh nhân không cần ở chung một phòng cũng có thể thực hiện phẫu thuật được.

Tại sao 5G được coi là cần thiết?

Với tốc độ phát triển của công nghệ như hiện nay, ngành công nghiệp rất cần mạng 5G để kích hoạt sự tăng trưởng trong việc bán thiết bị và dịch vụ di động. Trong nhiều năm các nhà khai thác viễn thông và các sản xuất thiết bị đã tranh luận để tìm được tìm được một phương tiện chung - thứ vừa có thể tạo ra một mạng lưới dịch vụ ở khắp nơi, vừa phát triển các sản phẩm nhắm đến mục tiêu chính. 5G chính là phương tiện chung đó.

Những trở ngại nào để áp dụng được 5G?

Tuy 5G có những tính năng ưu việt không thể phủ nhận nhưng nếu không có các tiêu chuẩn chung thì việc áp dụng công nghệ này sẽ diễn ra với tốc độ chậm.

Bởi những điện thoại thông minh tương thích với 5G vẫn chưa có mặt trên thị trường, trong khi nhiều quốc gia thậm chí vẫn chưa triển khai hoàn chỉnh mạng 4G. Ở những nước Châu Phi, 4G mới chỉ ở bước bắt đầu.

Một trong những điều quan trọng chính là các nhà khai thác viễn thông phải chi một khoản đầu tư rất lớn để triển khai 5G. Giám đốc điều hành Timotheus Hoettges của công ty mạng Deutsche Telekom (Đức) ước tính chi phí cung cấp mạng 5G ở Châu Âu sẽ từ 300 tỷ Euro đến 500 tỷ Euro (tương đương với 370 tỷ USD đến 615 tỷ USD).

Ngoài ra 5G còn phải đối mặt với sự cạnh tranh với các công nghệ khác phù hợp với các thiết bị kết nối hơn, như băng tần không có giấy phép LoRaWAN/Sigfox, hay công nghệ mạng diện rộng công suất thấp (LPWA) được hỗ trợ bởi tập đoàn viễn thông France Telecom và Orange tại Pháp.

Theo Quỳnh Như (Ictnews)