5 cách chống nóng hiệu quả cho “xế hộp”
- Được viết ngày Thứ năm, 02 Tháng 7 2015 12:12
Khi nhiệt độ ngoài trời luôn ở mức trên 40 độ C, ai cũng phải tìm cách chống nóng cho phương tiện của mình kể cả những chiếc “xế hộp” đắt tiền.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều biện pháp chống nóng cho ô tô như dùng phim dán kính, miếng dính phản quang, bạt phủ ô tô cách nhiệt… Người dùng có thể lựa chọn các giải pháp chống nóng phù hợp với túi tiền của mình.
Dán kính (phim) cách nhiệt hoặc miếng dính phản quang
Dán phim cách nhiệt chống nóng. Ảnh: Internet
Dán miếng kính cách nhiệt cho ô tô được xem là một trong những biện pháp hữu hiệu để cản nắng và cách nhiệt trong mùa hè nắng gắt.
Phim chống nóng có thể ngăn cản hầu hết tia tử ngoại từ ánh sáng mặt trời. Giảm một lượng đáng kể nhiệt lượng bức xạ xuyên qua kính xe. Để đảm bảo khả năng vận hành tốt, người sử dụng các loại phim có độ xuyên sáng trên 70%, độ phản gương dưới 15% cho kính lái. Đối với kính sườn, cũng nên chọn loại có độ xuyên sáng từ 30 - 40%. Nếu độ truyền sáng quá cao làm giảm hiệu quả chống nóng, nhưng nếu quá thấp sẽ hạn chế khả năng quan sát của người lái khi chuyển hướng.
Ở thị trường Việt Nam, phim chống nóng rất đa dạng về thương hiệu, chủng loại, tiêu chuẩn, giá thành có nguồn gốc từ Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan....
Nhiều người cho rằng, không nên dán phim cách nhiệt ở kính lái vì sợ ảnh hưởng đến tầm nhìn của lái xe. Tuy nhiên, để tránh cái nắng gay gắt khi lái xe vào những ngày hè, vẫn có thể dán phim chống nóng cho kính lái. Lưu ý, chỉ cần dán khoảng 30-35 cm, chạy ngang theo mép trên của kính lái. Bởi mặt trời chiếu xiên chứ không chiếu ngang nên chỉ cần 30-35 cm đó là làm dịu mắt, cản UV trực tiếp vào mặt, hơn nữa nếu cần, còn có bảng che nắng chống chói lắp sẵn trên xe.
Đơn giản và rẻ tiền hơn, khi đỗ xe hoặc đi xe dưới trời nắng, bạn có thể sử dụng miếng dính phản quang có giá rẻ, chỉ vài chục nghìn đồng/miếng. Miếng dính này cũng có khả năng cản nắng và cách nhiệt khá tốt. Tuy nhiên, nhược điểm là độ bền không cao.
Chọn nơi đỗ xe râm mát, tránh nắng chiếu trực tiếp vào xe
Trời nắng gay gắt cùng ánh nắng chiếu trực tiếp khiến lớp sơn của xe rất dễ xuống màu. Vì thế, tốt nhất là tìm nơi có mái che, dưới bóng cây râm mát, thoáng gió, tránh ánh nắng trực tiếp để đỗ xe.
Trong trường hợp phải đỗ xe ngoài trời nắng, có một số cách chống nóng như hạ một chút cửa kính (khoảng 1-1,5 cm để không khí lưu thông, tránh để rộng quá không an toàn). Nên sử dụng thêm các loại miếng dính phản quang chống nắng. Một mặt ngoài dán giấy gương trắng chống hấp thụ ánh sáng và phản xạ ngược ánh sáng cũng giúp cản phần nào ánh nắng trực tiếp chiếu vào cửa kính xe.
Dùng vải bạt chuyên dụng để chống nóng
Vải bạt chống nóng cho xe. Ảnh: Internet
Sử dụng vải bạt chuyên dụng là biện pháp hầu hết mọi người lựa chọn khi chống nóng cho xe đỗ dưới trời nắng nóng và bảo vệ lớp sơn của xe dưới nắng hè.
Nhiều người cho biết, ánh nắng trực tiếp chiếu vào khiến xe nóng lên nhanh do hiệu ứng nhà kính. Đồng thời, việc phơi nắng lâu ngày làm nội thất và lớp sơn nhanh bạc màu.
Giải pháp tối ưu là bạn nên trang bị cho mình các tấm chống nắng để che kín phía kính lái, kính sau, kính cửa xe. Bên cạnh đó, có thể sử dụng bạt phủ, nhất là bạt tráng nhôm, có thể phản xạ hầu hết bức xạ nhiệt mặt trời.
Hiện tại, ngoài loại bạt phủ xe thông thường, trên thị trường cũng đã có bán nhiều loại bạt phủ chống nóng chuyên dụng. Các loại bạt phủ này được làm từ chất liệu có độ che phủ, chống nắng, cách nhiệt tốt và thường có giá bán 500.000 đến khoảng 1.000.000 đồng tùy loại.
Bọc ghế da
Một nghiên cứu cho biết, tất cả các đồ làm bằng nhựa trong xe ô tô sẽ phát ra Benzen, một chất gây ung thư mạnh nhất dưới nhiệt độ cao. Nếu thường xuyên đỗ dưới ánh mặt trời ở nhiệt độ cao trong một thời gian dài, mức Benzen có thể tăng lên đến 2.000-4.000 mg, gấp 40 lần so với ngưỡng an toàn.
Với các loại ghế có chất liệu giả da, bọc ghế cũng là một biện pháp hữu hiệu để giảm nhiệt và nồng độ khí có hại trong ô tô khi mùa hè đến. Lựa chọn vật liệu bọc ghế phù hợp, vải sợi thường ít hấp thụ nhiệt, da (upholstery) có thời gian làm mát nhanh nếu nó hấp thụ nhiệt từ ánh sáng mặt trời. Vật liệu tổng hợp giả da thường hấp thụ nhiều nhiệt, do đó mất nhiều thời gian để làm mát.
Bìa các-tông, quần áo và báo cũ cũng có thể chống nóng
Ngoài việc dán phim cách nhiệt và dùng vải bạt để chống nóng, trong nhiều trường hợp, các thùng bìa các - tông, quần áo hay báo cũ cũng góp phần chống nóng, nắng cho xe.
Nếu buộc phải đỗ xe dưới trời nắng, có thể dùng bìa các tông đặt trên nóc thùng xe để giảm bớt nắng chiếu trực tiếp và có thể cách nhiệt cho xe khá hiệu quả.
Theo những người có kinh nghiệm, không vật dụng nào chống nóng rẻ và hiệu quả bằng một tờ báo giấy. Nếu trời quá nắng khi đang lưu hành trên đường, có thể sử dụng báo cũ để cài lên khe kính cửa sổ cũng có thể giảm bớt phần nào ánh nắng thiêu đốt của mùa hè.
Theo Phúc Vinh (itcnews.vn)
Tin liên quan khác
Tin mới hơn
- Xu hướng công nghệ trong tương lai - 05/07/2015 01:40
- BMW tiết lộ về i8 siêu tốc độ chạy pin nhiên liệu hydro - 04/07/2015 06:46
- Những hình ảnh đầu tiên về 'siêu phẩm' Iphone 6S - 04/07/2015 03:45
- Những tiết lộ bất ngờ của 'ông trùm' Facebook trong phiên 'Q & A' - 03/07/2015 02:46
- Dubai xây tòa nhà đầu tiên trên thế giới bằng in 3D - 02/07/2015 14:41
Tin cũ hơn
- Những vòng đeo thông minh, thời trang được ưa chuộng - 01/07/2015 04:56
- Siêu mẫu Thanh Hằng làm đại sứ thương hiệu cho Audi A6 - 30/06/2015 04:36
- Cho trẻ soi gương kích thích trí thông minh - 29/06/2015 03:19
- Diều khiển từ xa chỉ bằng... cử động ngón tay - 28/06/2015 02:02
- 5 'kỷ lục Guinness' được thiết lập từ smartphone - 26/06/2015 01:59