• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

180 loài cá phát sáng như bóng đèn

Các nhà khoa học Mỹ mới đây phát hiện 180 loài cá phát sáng thường trú ẩn trong các rạn san hô dưới đại dương.

glow-fish2-7672-1389411046.jpg

Một số loài cá được phát hiện có khả năng phát sáng huỳnh quang. Ảnh: Live Science

Các nhà nghiên cứu thuộc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên tại New York cho biết, 180 loài cá được phát hiện có khả năng phát sáng này được tập hợp sau quá trình nghiên cứu tại các quần thể sinh vật ở Bahamas, quần đảo Solomon và các công viên hải dương của Mỹ.

Hiện tượng phát sáng ở các loài cá này được gọi là huỳnh quang sinh học và không thể quan sát bằng mắt thường, bởi những con cá sẽ tự "ngụy trang" bằng các màu sắc trung tính.

Động vật huỳnh quang tự tạo ra protein hấp thụ ánh sáng, sau đó biến đổi và tạo ra màu sắc huỳnh quang khác nhau. Dưới tác động của ánh sáng xanh, con người có thể quan sát hiện tượng huỳnh quang ở các loài cá này với các màu xanh lá cây, đỏ hay vàng. Một số loài cá chỉ phát huỳnh quang ở mắt, trong khi đó ánh sáng huỳnh quang ở một số loài khác được quan sát ở bụng hoặc trên lưng.

Nhóm nghiên cứu cho biết đây là lần đầu tiên họ phát hiện hiện tượng huỳnh quang sinh học ở cá, bởi trước đây hiện tượng này mới được quan sát ở sứa hay san hô.

Hiện tượng huỳnh quang khác với hiện tượng phát quang sinh học thường thấy ở nhiều loài động vật biển. Ánh sáng này có thể quan sát được bằng mắt thường.

Nguồn: VNES