Chi trả BHYT tăng theo viện phí, chất lượng khám chữa bệnh như cũ, vì sao?
- Được viết ngày Thứ năm, 07 Tháng 1 2016 11:21
Hiện nay, việc tăng viện phí đã được áp dụng tại 42 tỉnh thành và nhiều bệnh viện tuyến Trung ương, nhưng những biện pháp cải thiện chất lượng khám chữa bệnh vẫn chưa đi đôi với việc này.
Hiện nay, việc tăng viện phí đã được áp dụng tại 42 tỉnh thành và nhiều bệnh viện tuyến Trung ương, nhưng những biện pháp cải thiện chất lượng khám chữa bệnh vẫn chưa đi đôi với việc này.
Cuối năm 2015, đầu năm 2016 hơn 1.800 dịch vụ y tế trong danh mục bảo hiểm y tế đều tăng giá, tuy nhiên những biện pháp cải thiện chất lượng khám chữa bệnh vẫn đang còn là điều đáng bàn tới khi các bệnh viện vẫn chưa thật sự coi trọng vấn đề này.
Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới, TS Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo phát triển cộng đồng - chuyên gia độc lập về phản biện chính sách đã có những ý kiến mạnh mẽ về vấn đề đang được dư luận quan tâm này.
- Thưa ông, được biết chi trả BHYT năm 2016 đã tăng, tuy nhiên người bệnh vẫn còn phàn nàn về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh cũng như việc phục vụ người bệnh tại các bệnh viện vẫn còn… bỏ ngỏ. Là chuyên gia về phản biện chính sách, ông có ý kiến gì về vấn đề này?
Những vấn đề như: nằm ghép giường, phòng bệnh nóng nực, quạt thì không chạy, thuốc thang không được theo phản ánh của người dân.... Hiện tại, chúng tôi chỉ mới đề xuất tới Bộ Y tế nếu như người bệnh không được phục vụ theo đúng danh mục, mà phải nằm ghép từ 2-3 người trở lên/1 giường thì chỉ được thu tối đa từ 30-50% số tiền giường điều trị. Nhưng cụ thể hơn thì Bộ Y tế thông báo vẫn còn phải xem xét. Giá viện phí mới đã áp dụng nhưng chất lượng dịch vụ vẫn chưa được cải thiện vì các khâu thủ tục rườm rà, thái độ cư xử với bệnh nhân của các y bác sĩ vẫn chưa được tốt khiến người bệnh chịu thiệt thòi.
Theo khuyến cáo của chúng tôi, việc nâng cấp, cải thiện điều kiện làm việc để tăng chất lượng dịch vụ đối với bệnh nhân phải được thay đổi trước khi tăng giá viện phí, nhưng dường như Bộ Y tế đã đi ngược lại lộ trình. Lý giải cho điều này thì Bộ Y tế cho rằng quỹ bảo hiểm hiện nay đang "âm nặng" nhưng người dân cần phải biết được số tiền mình bỏ ra có tương xứng với cách phục vụ khi họ vào viện hay không.
- Người dân cho biết khi tăng bảo hiểm y tế thì một số thuốc biệt dược điều trị trong các bệnh hiểm nghèo như: thận, ung thư... trước đây đang được phát theo danh mục BHYT nhưng nay đều bị xóa bỏ, gây khó khăn cho người bệnh. Ông có thể cho biết nguyên nhân vì sao?
Thuốc đặc trị cho các bệnh nhân bị bệnh nguy hiểm như: ung thư, thận, phổi, gan... trước đây xét theo phiếu BHYT thì họ được phát miễn phí, tuy nhiên đó chỉ là "di sản" trước đây để lại. Cái "di sản" đó xuất phát từ đề xuất của các y bác sĩ, theo từng chuyên khoa họ đề xuất thuốc theo ý kiến của mình khi điều trị.
Trước đây, các y bác sĩ cũng nhận từ các công ty dược nên kiến thức về BHYT họ không nhiều và một phần cũng ảnh hưởng từ các công ty này để đưa thuốc đến người bệnh. BHYT có sẵn họ không phê duyệt vì thiếu kiến thức quan trọng, nên đến nay, thuốc biệt dược đã không được đưa vào danh mục cấp phát ở BHYT nữa mà thay vào đó là các thuốc tương ứng do Việt Nam sản xuất để giảm giá thành mà liều lượng cũng ngang nhau. Trước đây thuốc biệt dược cho vào chủ yếu là để "làm tiền" các bệnh nhân mà thôi, các công ty dược đều tự quảng cáo thuốc của họ hay, tốt và có những đổi mới nhưng thực ra chỉ đổi tên thương mại và giá cả nhưng các hoạt chất là như nhau.
Về ý kiến của các bệnh nhân là loại bỏ bớt các thuốc biệt dược trong danh mục cấp phát miễn phí chính là sự tiến bộ của ngành y tế chứ không phải thụt lùi, vì nếu vẫn để các thuốc này trong danh mục thì nguy cơ vỡ quỹ BHYT sẽ diễn ra một cách nhanh chóng hơn. Theo đà phát triển, sẽ còn có nhiều loại thuốc biệt dược nữa được loại ra để tránh sự lạm phát giá và phá vỡ tính độc quyền trong phân phối thuốc của các công ty dược.
Hiện nay, chúng tôi vẫn gửi đề xuất lên Bộ Y tế để lựa chọn làm sao cho người bệnh những loại thuốc tốt có tác dụng tương đương để thay thế các thuốc biệt dược. Xu hướng của BHYT chính là tăng giá thành, nhưng tăng đến đâu thì cần có sự đánh giá và lộ trình một cách khoa học.
Tiến sĩ Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo phát triển cộng đồng - chuyên gia độc lập về phản biện chính sách
- Thường theo cách làm là vẫn tăng chất lượng rồi mới tăng giá cả, nhưng với ngành y tế thì dường như cách làm đang là ngược lại khi BHYT đã tăng giá nhưng chất lượng thì.... không đổi. Ông đánh giá vấn đề này như thế nào khi vấp phải sự phản đối của đại đa số người dân khi họ không đồng tính tăng giá BHYT?
Chúng tôi có đề xuất lên Bộ Y tế xây dựng các gói BHYT cơ bản, theo đó, người dân hoàn toàn có quyền được lựa chọn theo ý mình cách thức tham gia BHYT làm sao cho phù hợp. Cái vấn đề mà báo chí đề cập và người dân lo lắng chúng tôi đã có đưa ra, nhưng điều quan trọng nhất là phải để ngành y tế thực hiện, hoàn thành luật bảo hiểm y tế năm 2014. Bởi vì trong luật sửa đổi y tế năm 2014 có đề cập đến việc xây dựng gói dịch vụ y tế cơ bản. Điều người dân mong đợi đó chính là sự mong đợi chung, chính đáng, phù hợp với luật. Chỉ khi xây dựng được gói dịch vụ cơ bản của BHYT thì lúc đó mới định hình ra được tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của dịch vụ đó.
Toàn bộ tiến trình này cần có sự tham gia của người dân, các tổ chức khoa học độc lập và các cơ quan dân sự quan tâm vào. Hiện nay ngành y tế không hề có hành lang pháp lý để cho các chuyên gia phân tích đánh giá độc lập để các tổ chức tham gia vào hoàn thiện các hệ thống quy định của ngành y tế. Không có sự đánh giá độc lập sẽ không có hành lang pháp lý quy định về các danh mục thì sẽ rất khó khăn để hoàn thiện một pháp lý bắt buộc được thực thi.
Theo tính toán của liên bộ (Bộ Y tế, Bộ Tài chính và Bảo hiểm xã hội Việt Nam), việc điều chỉnh giá lần này thì quỹ bảo hiểm y tế vẫn có khả năng cân đối đến hết năm 2017 nên từ nay đến năm 2017 thì chưa phải tăng giá mua bảo hiểm y tế. Từ năm 2018 trở đi liên Bộ sẽ xem xét khả năng cân đối của quỹ bảo hiểm y tế để có giải pháp cho phù hợp.
- Theo ông, hiện nay có phải đang thiếu một cơ chế đánh giá độc lập cho chính hành lang pháp lý của ngành Y tế?
Sự thật là đang thiếu hoàn toàn sự đánh giá của các tổ chức độc lập ở các hoạt động của khối nhà nước. Đảng và Quốc hội vẫn chưa "thông" qua vấn đề này trong việc giám sát chất lượng. Ngay cả trong y tế không hề có sự tham gia đánh giá độc lập để biết việc tiêm vắc xin có nguy cơ tai biến hay không? Các ngành luôn thông tin là tôn trọng, xem xét các ý kiến chứ chưa thật sự ghi nhận. Đến khi có vấn đề xảy ra, thì lúc đó mới loay hoay tìm giải pháp.
Chính cơ quan chúng tôi đã đưa ra danh mục gói y tế cơ bản cho ngành y tế, tuy nhiên vẫn đang còn trong lộ trình xem xét của ngành y tế. Trước khi tăng giá thì phải hoàn thành lộ trình tiêu chuẩn đánh giá dịch vụ, để tính giá tăng BHYT, tuy nhiên lộ trình vẫn đang còn thực hiện thì đã tăng giá thì đó chính là đi ngược lại quyền lợi của người dân. Nói cách khác là ngành y tế đang đi ngược xu hướng phát triển.
- Cảm ơn ông về những chia sẻ.
Theo Motthegioi.vn
Tin liên quan khác
Tin mới hơn
- Không khí lạnh tăng cường ở Bắc Bộ - 13/01/2016 02:43
- Đằng sau lễ cưới hoành tráng của con gái đại gia thủy sản - 11/01/2016 03:16
- Vì 'mê' làm phim tiểu sử, trùm ma túy khét tiếng Mexico bị 'tóm cổ' - 09/01/2016 16:40
- Những điều kỳ diệu nhất của thế giới trong 2015 - 08/01/2016 02:44
- Philippines muốn nhập gạo của Việt Nam - 07/01/2016 04:47
Tin cũ hơn
- Lời nói của bé 3 tuổi vô tình tố giác tội ác giết cụ bà - 07/01/2016 02:54
- Đường sách Sài Gòn, hoạt động đẹp của văn hóa được hồi sinh - 06/01/2016 09:57
- Không khí lạnh tăng cường, Bắc Bộ chuyển rét từ ngày mai 6/1 - 05/01/2016 02:24
- Việt Nam vào top sự kiện quan trọng nhất đối ngoại Nga - 04/01/2016 02:26
- Siêu khách sạn ở Dubai chìm trong biển lửa đêm giao thừa 2016 - 01/01/2016 03:07