• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Uống sữa thế nào để không biến thành 'chất độc'?

Sữa là thực phẩm bổ sung vô cùng quen thuộc với chúng ta. Nhưng liệu hằng ngày chúng ta có đang sử dụng sữa đúng cách?

Sữa nói chung và sữa bò nói riêng ngày nay thường được bổ sung vào thực đơn cho cả gia đình. Từ người già đến trẻ nhỏ, ai ai cũng có thể uống sữa bởi những dưỡng chất cần thiết có trong sữa. Dưới đây là một số lợi ích của sữa mà chúng ta nên biết:

Uống sữa thế nào để không biến thành "chất độc"? - 1

Uống sữa thế nào để không biến thành "chất độc"? - 2

Uống sữa thế nào để không biến thành "chất độc"? - 3

Uống sữa thế nào để không biến thành "chất độc"? - 4

Uống sữa thế nào để không biến thành "chất độc"? - 5

Mặc dù sữa tươi có nhiều công dụng là vậy, thế nhưng hãy lưu ý một số điều sau để không gặp phải những nguy hại cho sức khỏe:

1. Không pha với đường đỏ

Đường đỏ có chứa axit oxalic có thể làm biến chất protein trong sữa bò, khiến chức năng tiêu hóa bị mất thăng bằng, thậm chí cản trở sự hấp thụ các nguyên tố vi lượng như sắt, từ đó gây ra chứng “thiếu máu do uống sữa bò”.

Uống sữa thế nào để không biến thành "chất độc"? - 6

2. Không pha với sô cô la

Cũng như đường đỏ, khi kết hợp sữa bò và sô cô la sẽ sinh ra phản ứng hóa học oxalat canxi, khiến các chất mới có hại cho cơ thể hình thành.

3. Không uống sữa quá đặc

Sữa quá đặc sẽ làm cho nồng độ sữa vượt quá tiêu chuẩn tỉ lệ thông thường, gây ra đau bụng, táo bón, ăn uống không ngon, thậm chí chán ăn, dẫn đến viêm ruột non xuất huyết cấp tính.

Nhất là đối với trẻ em, cơ quan nội tạng còn yếu, không thể chịu nổi áp lực. Vậy nên hãy pha sữa theo tỉ lệ như hướng dẫn để tránh trường hợp sữa quá đặc.

4. Không uống sữa bò khi vừa vắt xong

Thông thường sữa tươi sẽ được tiệt trùng trước khi đến tay người tiêu dùng, nhưng có một số người thích uống sữa vắt trực tiếp từ con bò. Nhưng điều đó là sai lầm, bởi trong sữa bò khi ấy có thể bị nhiễm nhiều vi trùng có hại.

sua

5. Không uống sữa khi đói

Sự nhu động trong dạ dày và ruột khi đói sẽ diễn ra nhanh, do đó khi uống sữa, sữa sẽ chỉ ở trong dạ dày một thời gian mà không cung cấp dinh dưỡng gì. Tốt hơn hết là hãy ăn cùng với các đồ ăn giàu tinh bột như bánh mì, bánh bao,… để sữa ở lâu trong dạ dày hơn, giúp cơ thể có thời gian để hấp thụ được đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng phong phú có trong sữa.

6. Không uống sữa cùng thuốc

Một số loại thuốc có phản ứng với sữa không chỉ làm giảm tác dụng của thuốc đối với việc chữa bệnh mà có một số chất khi tạo ra các phản ứng hóa học có thể gây những nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, trong vòng hai giờ sau khi uống thuốc thì mới có thể uống sữa.

Bên cạnh đó, một số đối tượng sau không nên sử dụng sữa thường xuyên, đó là: người bị sỏi thận, người có lượng chì trong cơ thể cao, người bị viêm/trào ngược thực quản, người có hội chứng kích thích đường ruột, người bị loét dạ dày, người bị thiếu máu do sắt và đặc biệt là những người bị dị ứng với các thành phần có trong sữa.

Theo Hoàng Lan/khampha.vn (21/2/2018)

http://khampha.vn/suc-khoe/uong-sua-the-nao-de-khong-bien-thanh-chat-doc-c11a620378.html