Hành tây giúp chống ung thư nhưng những người này ăn lại có thể thành... 'thuốc độc'
- Được viết ngày Thứ ba, 28 Tháng 12 2021 20:09
Nhiều loại hành chứa các chất giúp chống lại ung thư. Hành tây là một trong những nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng gọi là quercetin, được coi là chất ngăn cấm hoạt động hoặc tạo ra các yếu tố gây ung thư.
Ảnh minh họa: Internet
Hành tây dùng sống hoặc nấu chín đều được dung nạp tốt và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hành tây đậm đặc chất dinh dưỡng, chúng có lượng calo thấp lại chứa nhiều vitamin và khoáng chất, cung cấp một lượng đáng kể vitamin, khoáng chất và chất xơ.
Loại rau này đặc biệt giàu vitamin C, một chất dinh dưỡng liên quan đến việc điều chỉnh sức khỏe miễn dịch, sản xuất collagen, sửa chữa mô và hấp thu sắt.
Hành tây cũng rất giàu vitamin B, bao gồm folate (B9) và pyridoxine (B6) - đóng vai trò chính trong quá trình trao đổi chất, sản xuất hồng cầu và chức năng thần kinh.
Hành tây chứa rất ít calo, trong 100g hành thường chỉ có khoảng 40 calo. Một củ hành tươi có 89% là nước, 9% carbs và 1,7% chất xơ, ít protein và chất béo. Cụ thể, các chất dinh dưỡng chính trong 100g hành tây sống bao gồm: Lượng calo: 40; Nước: 89%; Protein: 1,1g; Carbs: 9,3 gram; Đường: 4.2g; Chất xơ: 1,7g; Chất béo: 0,1g.
Hành tây nhiều vitamin C
Nguồn vitamin C dồi dào có trong hành tây có thể chữa lành và hình thành các mạch máu cũng như các bộ phận khác của cơ thể. Vitamin C cũng là một chất chống ôxy hóa chống lại các gốc tự do mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe.
Chất xơ
Hành tây có hai loại chất xơ: ăn kiêng và prebiotic. Một cốc hành tây có 12% trong số 21 - 38g chất xơ cơ thể cần mỗi ngày. Chất xơ giúp cảm thấy no lâu và đi tiêu đều đặn. Khi đã cảm thấy no sẽ hạn chế cảm giác thèm ăn. Chất xơ prebiotic trong hành tây cung cấp cho vi khuẩn đường ruột (men vi sinh) để chúng có thể phát triển.
Chất chống oxy hóa
Tất cả hành tây đều có quercetin, một hợp chất flavonoid hoặc chất chống ôxy hóa. Quercetin có đặc tính chống viêm, giúp cơ thể tạo ra vitamin E và bảo vệ nó khỏi nhiều dạng ung thư.
Tác dụng của hành tây với sức khỏe
Hành tây được chứng minh là có chứa quercetin, giúp chống lại cảm lạnh, cúm, viêm amidan, ho, hen suyễn và dị ứng một cách tự nhiên. Bên cạnh đó, hành tây còn là một nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất, chất xơ dồi dào và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe:
Hỗ trợ giảm nguy cơ ung thư
Nhiều loại hành chứa các chất giúp chống lại ung thư. Hành tây là một trong những nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng gọi là quercetin, được coi là chất ngăn cấm hoạt động hoặc tạo ra các yếu tố gây ung thư. Chế độ ăn giàu quercetin có liên quan đến việc giảm nguy cơ phát triển ung thư phổi.
Hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ
Hành tây có chứa các hợp chất lưu huỳnh hữu cơ tạo ra mùi vị và mùi mạnh. Các hợp chất lưu huỳnh hữu cơ giúp giảm mức độ cholesterol trong cơ thể và cũng có thể giúp phá vỡ các cục máu đông, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Tốt nhất, bạn nên ăn hành sống chứ không nên nấu chín để thu được nhiều hợp chất lưu huỳnh nhất từ hành tây.
Góp phần kiểm soát bệnh đái tháo đường
Cả quercetin và các hợp chất lưu huỳnh hữu cơ được tìm thấy trong hành tây được biết là có tác dụng thúc đẩy sản xuất insulin, khiến chúng trở thành một lựa chọn rau hữu ích cho những người mắc bệnh đái tháo đường.
Hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer
Flavonoid có nguồn gốc từ thực vật và đặc biệt được tìm thấy rất nhiều trong hành tây. Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người thực hiện một chế độ ăn uống lâu dài có nhiều flavonoid sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Giúp xương chắc khỏe
Một nghiên cứu ở 24 phụ nữ trung niên và sau mãn kinh cho thấy những người tiêu thụ 100ml nước ép hành tây mỗi ngày trong 8 tuần đã cải thiện mật độ khoáng xương và hoạt động chống ôxy hóa so với nhóm đối chứng.
Hành tây giúp giảm căng thẳng ôxy hóa, tăng mức độ chống ôxy hóa và giảm mất xương, có thể ngăn ngừa loãng xương và tăng mật độ xương.
Tăng cường sức khỏe tiêu hóa
Hành tây là một thực phẩm giàu chất xơ và prebiotic, cần thiết cho sức khỏe đường ruột tối ưu. Các xit béo chuỗi ngắn này tăng cường sức khỏe đường ruột, tăng cường khả năng miễn dịch, giảm viêm và tăng cường tiêu hóa.
Hành tây đặc biệt giàu prebiotic inulin và fructooligosacarit, giúp tăng số lượng vi khuẩn thân thiện trong ruột và cải thiện chức năng miễn dịch.
Cùng với các lợi ích sức khỏe, một số tác hại của hành tây có thể gặp phải khi ăn nhiều hành tây:
Gây hôi miệng
Cũng giống như hành tím, tỏi, ăn nhiều hành tây có thể khiến bạn bị hôi miệng. Trong hành tây có chứa các hóa chất sulfuric, khi được chuyển hóa vào cơ thể sẽ đi vào máu. Máu được tuần hoàn khắp cơ thể, do đó, khi cơ thể tiết ra mồ hôi bạn có thể bạn sẽ nhận thấy chúng có mùi hành tây.
Bên cạnh mồ hôi, mùi hơi thở của bạn cũng có thể có mùi hành tây. Bạn sẽ nhận ra ngay việc hơi thở có mùi sau khi ăn hành tây, và chúng chỉ biến mất khi hành tây được tiêu hóa hết.
Gia tăng triệu chứng hội chứng ruột kích thích (IBS)
Hành tây là một một trong số những loại thực phẩm có thể làm gia tăng hội chứng ruột kích thích, vì có thể gây ra một số triệu chứng như đầy hơi, chứng bụng...
Trào ngược axit
Một vài loại thực phẩm có thể làm kích thích triệu chứng của những người đang bị chứng trào ngược axit dạ dày và hành tây là một trong số đó.
Tác hại của hành tây có thể khiến bạn gia tăng tình trạng ợ nóng, đau họng và tăng dịch vị trong dạ dày. Điều này có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.
Những người 'đại kỵ' với hành tây
Người đau mắt đỏ
Theo Đông y, đau mắt đỏ do can phong nhiệt. Vì vậy người bệnh nên kiêng các gia vị cay, nóng như hành tây. Loại gia vị này sẽ gây cảm giác nóng cho mắt hoặc tình trạng đỏ hơn.
Phụ nữ mang thai bị sung huyết
Phụ nữ mang thai bị ngứa da hoặc sung huyết, bị bệnh liên quan đến mắt không nên ăn hành tây. Ngoài ra, cũng không nên ăn quá nhiều để tránh bị đầy hơi và trung tiện nhiều. Một số người dị ứng với hành có thể xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, khó thở, chảy nước mũi, phát ban, tiêu chảy, shock phản vệ (trong trường hợp nặng)…
Người sinh lý yếu
Những người yếu sinh lý do tâm tỳ lưỡng hư thường có biểu hiện: sắc mặt vàng úa, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, kém ăn, kém ngủ thì nên kiêng ăn hành tây.
Người bị đau dạ dày
Những người có vấn đề về dạ dày không nên ăn hành tây sống vì nó có thể gây chướng hơi, đau bụng và chứa một số chất độc chỉ khi được nấu chín mới loại bỏ được.
Những người huyết áp thấp
Những người mắc bệnh huyết áp thấp nên nghiên cứu một chế độ ăn uống đầy đủ hợp lý với thịt và rau để đảm bảo nạp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Hành tây có tính lạnh, có tác dụng hạ huyết áp vì thế không nên ăn.
Củ hành tây kỵ gì?
Hành tây có thể ăn sống hoặc ăn chín đều được, ngoài ra loại củ này có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu khác nhau để tạo thành các món ăn hấp dẫn, nhưng chúng cũng có thể trở nên độc hại khi chế biến cùng một số nguyên liệu như:
Rong biển
Hành tây chứa nhiều axit oxalic, khi ăn hoặc nấu chung với rong biển chứa nhiều canxi, i-ốt sẽ tạo thành canxi-oxalat. Đây là hợp chất làm tăng nguy cơ hình thành sỏi trong thận. Do đó, tốt nhất là bạn không nên sử dụng hành tây kết hợp với rong biển.
Cá
Hành tây không nên kết hợp với các món cá, vì cá chứa nhiều dưỡng chất, nhất là protein. Khi kết hợp với hành tây, một số chất có trong hành tây sẽ khiến cho chất protein bị kết tủa, lắng đọng ở dạ dày, gây ra hiện tượng đầy bụng, khó tiêu.
Hành tây và mật ong kỵ nhau
Khi sử dụng hành tây trong các loại đồ uống, bạn tuyệt đối không cho thêm mật ong, bởi sự kết hợp này có thể tạo ra chất gây tổn thương cho vùng mắt, khi dùng với một lượng lớn có thể khiến bạn bị mù.
Vì thế, khi chế biến món ăn hoặc thức uống, nếu đã dùng hành tây thì không dùng mật ong và ngược lại.
Tôm
Tương tự như cá, kết hợp tôm cùng hành tây cũng sẽ tạo ra chất canxi-oxalate, làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.
Theo Tiền Phong
* Nguồn: https://tienphong.vn/hanh-tay-giup-chong-ung-thu-nhung-nhung-nguoi-nay-an-lai-co-the-thanh-thuoc-doc-post1405032.tpo
Tin liên quan khác
Tin mới hơn
- Nhiều người tái nhiễm COVID-19 chỉ trong thời gian ngắn - 08/03/2022 09:34
- 3 loại nước giúp hạ đường huyết cực tốt - 01/03/2022 03:59
- 4 loại thực phẩm cần hạn chế ăn khi mang thai - 24/02/2022 09:36
- 3 lý do để tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ 5 đến 11 tuổi - 16/02/2022 08:22
- Sai lầm dùng nước chanh tự 'hạ độc' chính mình - 14/01/2022 10:24
Tin cũ hơn
- Tìm ra nguyên nhân vì sao biến thể Omicron chỉ gây COVID-19 nhẹ - 27/12/2021 08:38
- Hơn 80% người tử vong do COVID-19 trên 50 tuổi và có bệnh nền - 24/12/2021 09:47
- Vắc-xin Nanocovax 'made in Vietnam' đạt yêu cầu về tính an toàn - 20/12/2021 09:39
- Bộ Y tế thông tin về 3 ca nghi mắc biến thể mới bay từ Việt Nam - 14/12/2021 10:04
- Người đàn ông tiêm 10 mũi vaccine Covid-19 một ngày - 13/12/2021 04:27