Thịt gà thải loại dai ngon nhưng liệu có an toàn?
- Được viết ngày Thứ sáu, 13 Tháng 7 2018 15:09
Nhiều người khoái ăn gà thải loại vì thịt dai hơn, nhưng liệu có an toàn khi loại gà này ăn nhiều kháng sinh? Hơn nữa, trứng gà mái đẻ thải loại này có bị lây nhiễm?
Một điểm bán gà rao bán "gà mái đẻ" 50.000 đồng/con tại quận Bình Thạnh - Ảnh: NGUYỄN TRÍ
Bà Nguyễn Thị Lạc, chủ trang trại nuôi gà tại Hóc Môn (TP.HCM), cho biết đối với gà thịt chỉ 40 ngày là xuất bán nhưng gà nuôi đẻ khoảng 18 tháng đến 2 năm mới thải loại nên việc sử dụng kháng sinh sẽ nhiều hơn.
Kháng sinh - cấm nhưng vẫn xài?
Tuy nhiên, theo bà Lạc, nếu môi trường nuôi an toàn, có vùng đệm cách li thì gà sẽ ít dịch bệnh, và mức kháng sinh sử dụng cho gà đẻ ít hơn.
Theo ông Trịnh Đăng Khoa, chủ trại gà Đăng Khoa (Đồng Nai), hiện giá vắc xin tiêm cho gà là 200 đồng/con để trị các bệnh liên quan đến vi rút và sau 6-7 tuần tiêm vắc xin một lần.
Còn kháng sinh, theo ông Khoa, là để điều trị và phòng bệnh liên quan vi khuẩn cho gà như đường ruột, hô hấp.
Ông Khoa nói rằng nếu nuôi theo đúng qui chuẩn về thức ăn, có hệ thống lọc nước, vệ sinh chuồng trại tốt thì không có dịch bệnh, không cần dùng nhiều kháng sinh.
Tuy nhiên, ông Khoa thừa nhận nhiều người nuôi có thể dùng kháng sinh bằng cách mua theo ký ở tiệm thuốc thú y về trộn vào thức ăn hoặc nguồn nước uống của gà.
Theo ông Khoa, hiện có từ 4-6 loại kháng sinh thường dùng cho chăn nuôi gà có, giá cả dao động trên dưới 1 triệu đồng/kg tùy loại, dùng cho khoảng 30 tấn gà, tương đương 15.000 con.
Trung bình 45 ngày đến 60 ngày ông Khoa xuất bán 1 lứa khoảng 10.000 con gà đẻ thải loại cho các công ty. Giá cả dao động từ 63.000 đến 68.000 đồng/kg gà sống, cao hơn gấp đôi gà công nghiệp.
Chủ trại gà Đăng Khoa nói thêm rằng để tiết kiệm chi phí và đảm bảo chất lượng nên trước khi xuất bán mấy tuần ông không sử dụng kháng sinh lẫn vắc xin.
Theo ông Huỳnh Tấn Phát, Chi cục phó Chi cục Thú y TP.HCM, từ 2017 đến nay Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn đã cấm sử dụng chất kháng sinh trong sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Tuy nhiên, theo một chuyên gia, 15 kháng sinh trong danh mục bị cấm thì 3 loại kháng sinh vẫn được sử dụng trong thức ăn hỗn hợp dành cho gà đẻ trứng giống với liều lượng theo qui định là Bambermycins, BMD và Monensin.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Xuân Dương, Cục trưởng Cục chăn nuôi, cho biết trước đây gà loại thải có nguồn gốc nhiều từ Trung Quốc, gọi là "gà trọc đầu" với giá siêu rẻ. Tuy nhiên, hiện nay nguồn gà này đã không còn nhập về nhiều.
Ông Dương nhận định rằng loại gà thải loại này có thể không an toàn bằng gà nuôi thịt vì thường sử dụng nhiều kháng sinh hơn.
Dai ngon nhưng có an toàn?
"Ở nhiều nước, gà thải loại chủ yếu dùng làm bột xương, bột thịt sử dụng thức ăn cho động vật", ông Dương cho biết. Trong khi ở Việt Nam nhiều người thích ăn gà này vì thịt dai hơn gà thịt.
Bà Nguyễn Thị An, chuyên gia giống của một công ty tại TPHCM, nói rằng kháng sinh thường sử dụng cho gà 1 tuần tuổi và tăng dần theo thời gian.
Do đó, để an toàn cần phải ngưng sử dụng kháng sinh khoảng 2 tuần trước khi giết thịt để gà đào thải kháng sinh.
Tuy nhiên, theo ông Huỳnh Tấn Phát, gà thường được nuôi qui mô lớn nên rất khó tiêm cho từng con. Còn vắc xin chủ yếu thuộc dạng chế phẩm sinh học và thường sử dụng cách 4-6 tháng/lần nên không ảnh hưởng nhiều chất lượng thịt gà.
Theo một cán bộ của Cục Thú y, tùy vào liều lượng và thời gian cách ly trước khi xuất bán mà gà có thể nhiễm hoặc không nhiễm kháng sinh.
Hiện theo tiêu chuẩn của Nhật Bản thì tối thiểu 10 ngày trước khi xuất bán không được sử dụng kháng sinh cho gà nhưng ở Việt Nam hiện vẫn chưa có qui định cụ thể nào cho trường hợp này.
"Phần lớn đánh giá cảm tính. Để nói rằng có hay không kháng sinh trong gà thải loại, và có hay không ảnh hưởng người dùng thì cần có cơ sở khoa học", vị này cho biết.
Gà nhiễm kháng sinh có lây sang trứng? Theo chuyên gia của Cục Thú Y, theo cơ chế thì khi gà nhiễm kháng sinh có thể khiến trứng nhiễm theo. Tuy nhiên, tùy theo liều lượng kháng sinh sử dụng cho gà ít hay nhiều mà trứng có thể nhiễm, nhiễm ít hoặc không nhiễm, không gây hại cho người. "Điều này phải kiểm chứng bằng cơ sở khoa học", vị này cho biết. Theo chi cục Thú y TPHCM, hiện nay công tác kiểm tra gia cầm các chợ được giao cho UBND các quận, huyện nhưng việc lấy mẫu gia cầm chủ yếu diễn ra tại các lò mổ để truy xuất nguốc gốc. Còn gia cầm bán dọc đường sẽ tiêu hủy sau khi tịch thu, ít khi lấy mẫu kiểm tra do qui mô nhỏ lẻ, không truy xuất được nguồn gốc. Ngoài ra, mỗi trường hợp lấy mẫu kiểm tra tốn chi phí 550.000 đồng/mẫu giám sát cúm và khoảng 2 triệu đồng/mẫu kháng sinh khó lấy mẫu dàn trải. |
Theo Tuoitre
Tin liên quan khác
Tin mới hơn
- Bước đi 'chiến lược' của mỹ phẩm thiên nhiên I’m Nature giúp hệ thống phát triển bền vững - 30/07/2018 08:32
- Mẹ đô thị sẵn sàng chi 10 triệu đồng/tháng cho con - 28/07/2018 05:20
- Alibaba đầu tư 2.2 tỷ USD vào China Focus Media - 24/07/2018 07:19
- Bắt tay với Jack Ma cùng hàng chục ngân hàng lớn nhỏ tại Việt Nam - 18/07/2018 10:05
- Kinh doanh homestay: Những kinh nghiệm hữu ích từ các chủ nhà - 17/07/2018 08:19
Tin cũ hơn
- Kinh doanh đa cấp với giá vốn siêu thấp - 10/07/2018 04:36
- Người Việt ùn ùn vào khách sạn 5 sao, xài sang hơn khách quốc tế - 06/07/2018 08:56
- DN - Nam vương Huy Hoàng và khát vọng thống lĩnh thị trường xe hơi Việt - 28/06/2018 10:52
- Mừng sinh nhật tròn 1 tuổi của MLi Việt Nam - 19/06/2018 08:33
- Nhu cầu và xu hướng phát triển của ngành cửa cuốn tại Việt Nam - 19/06/2018 04:04