Sàn chứng khoán Hongkong sẽ không còn bóng áo đỏ
- Được viết ngày Thứ ba, 24 Tháng 10 2017 15:14
Trong thời kỳ hoàng kim vào những năm 80, 90 của thế kỷ trước, sàn giao dịch chứng khoán Hongkong, Trung Quốc từng có hơn 1.000 nhân viên môi giới, với những tiếng hô nhập lệnh suốt ngày. Vào cuối tháng này, hình ảnh đó, âm thanh đó sẽ không còn nữa.
Ảnh: Reuters
Những nhân viên môi giới mặc áo đỏ ngồi bên máy tính, theo dõi sát mọi diễn biến của thị trường và thực hiện các giao dịch đã là hình ảnh quen thuộc trong suốt hơn 3 thập kỷ qua tại sàn giao dịch chứng khoán Hongkong, Trung Quốc, một không gian trải thảm đỏ, với những màn hình lớn chạy chữ liên tục và các hàng máy tính.
Hong Kong Exchange & Clearing cho biết sẽ đóng cửa sàn giao dịch vào cuối tháng và chuyển địa điểm này thành không gian triển lãm. Như vậy, sàn chứng khoán Hongkong, Trung Quốc đã tiếp bước các tên tuổi lớn khác như Tokyo, Singapore và London trong việc chuyển sang phương thức giao dịch tự động hoàn toàn.
“Những tiến bộ công nghệ và giao dịch điện tử giúp công việc của chúng tôi trở nên thuận tiện hơn rất nhiều nhưng nó thiếu đi không khí tương tác, trao đổi mà để lại cho tôi nhiều kỷ niệm”, Christopher Cheung, một luật sư đại diện cho một công ty tài chính, người thường xuyên lên sàn chứng khoán để giao dịch, cho biết.
Anh bày tỏ, công ty của anh hiện vẫn còn một nhân viên đang làm việc tại sàn để phòng trường hợp hệ thống máy tính bị hỏng.
Hình thức giao dịch chứng khoán điện tử bắt đầu được áp dụng vào năm 1993, bắt đầu báo hiệu về một sự thay đổi với đối với loại hình giao dịch mặt đối mặt.
Ba năm sau, các nhà môi giới có thể giao dịch mà không cần đến sàn thông qua hệ thống được lắp đặt tại trụ sở văn phòng của họ.
Từ năm 2000, họ có thể giao dịch trực tuyến sau khi sàn chứng khoán đầu tư 300 triệu dollar Hongkong (38 triệu USD) cho công nghệ mang tính mũi nhọn này.
Trong thời kỳ hoàng kim vào những năm 80, 90 của thế kỷ trước, sàn giao dịch chứng khoán Hongkong, từng có hơn 1000 nhân viên môi giới, tuy nhiên, con số này hiện chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, do sự phát triển của công nghệ cho phép giới đầu tư có thể thực hiện giao dịch mà không cần lên sàn.
Những ngày này, đến sàn chứng khoán, phóng viên AFP bị bắt gặp khoảng chục nhà môi giới, với những chiếc máy tính, bàn ghế đầy bụi. Một nhà môi giới tên Cheung cho biết, cô sẽ chia tay sàn “với trái tim tan nát”. Làm việc tại sàn từ năm 1994, giờ đây, cô sẽ rời về trụ sở công ty. Cô cho biết, nhiều nhà môi trường đã viết đơn kiến nghị lên chính quyền nhưng không có kết quả.
Theo An Bình (VGP)
Tin mới hơn
- Góc nhìn đa chiều từ 'Diễn đàn Nữ lãnh đạo Việt Nam' - 01/11/2017 05:14
- Quỹ đầu tư với Startup: Không chỉ là nơi cấp vốn - 01/11/2017 01:59
- 10 tháng đầu năm, vốn FDI vào Việt Nam tăng 37,4% - 31/10/2017 10:12
- Vụ Khải Silk bán lụa 'Made in China': Doanh nhân thành gian thương! - 30/10/2017 03:26
- Bộ Công Thương vào cuộc vụ Khaisilk bán khăn lụa 'made in China' - 27/10/2017 04:06
Tin cũ hơn
- Nhiều doanh nghiệp hướng đến mục tiêu phát triển bền vững - 23/10/2017 02:47
- Cách để trở thành nhân viên của Facebook và Google - 21/10/2017 03:11
- Lễ bế mạc Kick-Off To Future tại Hà Nội - 20/10/2017 03:18
- Hoa hậu Xuân Thủy 'Kinh doanh đã khó, kinh doanh đối với phụ nữ càng khó hơn' - 20/10/2017 02:47
- Gần 1.000 km đường sông nội bộ bị lãng phí: Sông dài nhưng thiếu bến - 17/10/2017 04:03