Những cuốn sách khoa học hay nhất xuất bản trong năm 2017
- Được viết ngày Thứ năm, 11 Tháng 1 2018 17:13
Năm 2017 là một năm tuyệt vời cho những mọt sách khoa học khi rất nhiều tiểu thuyết và sách chuyên ngành về lĩnh vực này được xuất bản.
Đó là thành phố New York về một tương lai xa lạ, đó là hồi ký của phi hành gia Scott Kelly về những năm tháng lơ lửng trong không gian, những câu chuyện dành cho những người yêu Trái Đất hay chuyện của những vì sao. Năm 2017 qua đi với nhiều đầu sách không thể bỏ qua dành cho dân khoa học.
“The Martian” bởi Andy Weir
Cuốn “Người Sao Hỏa” đánh dấu sự trở lại của tác giả Andy Weir với câu chuyện kể thứ hai về cuộc sống trên Sao Hỏa. Cuốn tiểu thuyết trước đó của ông, “Artemis,” kể về Jazz Bashara, một cô gái người Arab Saudi được chuyển lên thành phố đầu tiên trên Mặt Trăng khi cô còn bé.
“The Martian” bởi Andy Weir.
Trong cuốn sách thứ hai, tác giả muốn có sự khác biệt. “‘Người Sao Hỏa’ là câu chuyện về sự sinh tồn, và tôi không chỉ viết một câu chuyện khác, mà đó là một câu chuyện mới thật độc đáo. Tôi thích những câu chuyện về tội phạm và yếu tố này cũng xuất hiện trong cuốn sách mới của tôi,”ông cho biết.
“Animals” bởi Henry David Thoreau
Tác giả Henry David Thoreau đã qua đời vào năm 1862, nhưng ông còn rất nhiều bài báo và bài nghiên cứu chưa bao giờ được công bố. Cuốn “Muôn loài” mới là bộ sưu tập thật kỳ diệu về những bài viết ngợi ca sự đa dạng của muôn loài.
“The Martian” bởi Andy Weir.
Năm ngoái, Nhà xuất bản Đại học Yale đã cho phát hành cuốn sách những bài viết chưa từng công bố của ông về các loài hoa. “Các bài viết của Thoreau miêu tả chính xác những loài vật với tinh thần khoa học cao cùng sự lãng mạn trữ tình rất đặc sắc”, biên tập viên Geoff Wisner cho biết.
“Soonish” bởi vợ chồng Kelly và Zach Weinersmith
Từ thang máy không gian đến những bộ phận cơ thể được in ra - Kelly, một chuyên gia ký sinh trùng cùng chồng là Zach, một họa sĩ tranh minh họa - đã miêu tả những công nghệ mới ở tương lai một cách đầy sáng tạo trong cuốn “Soonish” mới phát hành của họ.
Những hình ảnh như truyện tranh cho thấy động cơ lấy cảm hứng từ quả cầu pha lê được sử dụng trong tương lai. Những cải tiến về công nghệ được đề cập trong cuốn sách này đều không quá xa lạ hay không tưởng, các tác giả dựa trên những cơ sở khoa học mà cải tiến chúng, và thật sự chúng sẽ trở thành xu hướng của tương lai.
“Soonish” bởi Kelly và Zach Weinersmith.
“Thật tình mà nói, chúng tôi biết rằng những thứ này sẽ xuất hiện trong tương lai, nhưng để nói cụ thể vào mốc thời gian nào thì thật là khó cho chúng tôi quá,”cặp đôi tác giả viết trong cuốn sách.
Điểm qua những công nghệ mới trong tương lai 50 năm tiếp theo được đề cập trong cuốn sách, đó là tên lửa được tái sử dụng, những cỗ máy sinh học với kích thước nano giúp chỉnh sửa thông tin di truyền. Hãy cùng hi vọng chúng trở thành sự thật.
“Code Girls: The Untold Story of the American Women Code Breakers of World War II” bởi Liza Mundy
Trong cuốn “Những cô gái mật mã: Chuyện chưa kể về Những cô gái Mỹ bẻ khóa mật mã trong Thế chiến thứ hai” của nữ ký giả Liza Mundy, là câu chuyện có thật về 20 cô gái được Quân đội và Hải quân Hoa Kỳ thuê vào để bẻ khóa mật mã của Đức Quốc xã trong Thế chiến thứ hai.
“Code Girls: The Untold Story of the American Women Code Breakers of World War II” bởi Liza Mundy.
“Những mật mã không thể được bẻ khóa chỉ với một người, mà với một tập thể. Họ là những người đã được học tập và huấn luyện cùng nhau để cùng tạo nên một đội thống nhất”, Mundy cho biết.
Có hơn 10.000 nữ phá mã viên trẻ tuổi (số lượng này ít hơn so với nam giới), họ đi tìm kiếm những mật mã trong thư tín được gửi nhận từ nước ngoài và giải mã nó, cũng như sáng tạo ra những loại mật mã mới để làm giả thư từ và gửi cho quân đội Đức.
Nếu bạn là người yêu thích cuốn “Hidden Figures” (Dáng hình ẩn giấu) hay ham thích tìm hiểu về cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, đây chắc hẳn là một cuốn sách khiến bạn phải say đắm. Xuyên suốt cuốn sách là câu chuyện về những cá nhân trong một tập thể đã giúp quân đồng minh chiến thắng.
“Binti: Home” bởi Nnedi Okorafor
Trong cuốn tiểu thuyết thứ hai của tác giả đạt nhiều giải thưởng, Nnedi Okorafor, là câu chuyện về cô gái trẻ người Namibia đã trở về nhà sau năm học đầu tiên trong ngôi trường ngoài không gian.
Cô gái Binti theo học tại ngôi trường tuyệt nhất dải Ngân Hà, Đại học Oomza. Trong ngôi trường này, có những sinh vật đến từ Trái Đất như Binti, cũng như nhiều chủng loài sinh vật khác đến từ mọi ngóc ngách trong vũ trụ.
“Binti: Home” bởi Nnedi Okorafor.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu Binti đưa cô bạn thân của mình là Okwu đến gặp gia đình, khi cô gái đó đến từ một hành tinh chỉ thích gây chiến tranh? Đó chính là câu hỏi dẫn dắt câu chuyện “Binti: Về nhà,” phần tiếp theo của cuốn “Binti” và Okorafor cho ra mắt vào năm 2015, đã thắng giải Nebula và giải Hugo ở hạng mục tiểu thuyết khoa học viễn tưởng hay nhất.
Nhà văn Veronica Wroth bình luận về cuốn sách này, rằng: “Đây là một câu chuyện phức tạp, về giá trị của gia đình và tình bạn. Phần tiếp theo này vượt quá xa sự mong đợi của độc giả đối với phần đầu tiên. Một câu chuyện mang màu sắc viễn tưởng tương lai, thật sống động và giàu tình cảm.”
Phần thứ ba của cuốn sách là “Binti: The Night Masquerade” (Binti: Chiếc mặt nạ dạ vũ) sẽ được ra mắt trong năm 2018.
“New York 2140” bởi Kim Stanley Robinson
Tiểu thuyết gia Kim Stanley Robinson cùng trí tưởng tượng của mình sẽ cho bạn đọc biết cảm giác được sống trong thành phố New York ngập chìm trong nước là như thế nào. Robinson vốn nổi tiếng với những câu chuyện về không gian sâu thẳm, nay đặt bối cảnh cho câu chuyện là thành phố New York vào năm 2140, khi nước biển đã nhấn chìm.
“New York 2140” bởi Kim Stanley Robinson.
Mực nước biển sẽ tăng cao lên từ 0,7 đến 2,5 mét vào cuối thế kỷ này, đó có thể là hư cấu, nhưng thực tế điều này sẽ xảy ra và thành phố đặt trên một hòn đảo như New York sẽ cảm thấy lo lắng cho tương lai ảm đạm của mình.
Đó là câu chuyện về những nhân vật phải chật vật sống sót giữa thực trạng biển được mở rộng hơn, họ phải chật vật về kinh tế và khoa học để có thể sinh sống và yêu thương nhau.
“Why we sleep” bởi Matthew Walker
Chuyên gia về giấc ngủ sẽ giải thích cho bạn lý do tại sao cần phải ngủ đủ tám tiếng mỗi đêm. Là trưởng khoa Thần kinh và Giấc ngủ ở Đại học California, Berkeley, Matthew Walker sẽ dẫn bạn đọc đến những lý do hấp dẫn nhất cho việc ngủ đủ giấc trong cuốn “Tại sao ta phải ngủ” mới nhất của ông.
“Why we sleep” bởi Matthew Walker.
Walker đã có hai thập niên nghiên cứu về cách ngủ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe và sự hồi phục bệnh tật. Ông còn tự gọi mình là “đại sứ giấc ngủ” và thực hiện đúng theo những gì ông truyền đạt: có lịch trình riêng được lên kế hoạch trước và giúp ngủ đúng tám giờ.
Ngoài ra, trong cuộc hành trình khám phá giấc mơ này, Walker sẽ tiết lộ cho chúng ta biết tại sao ta lại nhớ một số giấc mơ nhất định chứ không phải những giấc mơ nào đó khác, cũng như những thông tin rùng rợn về việc mất ngủ sẽ dẫn đến tử vong.
“Endurance” bởi phi hành gia Scott Kelly của NASA
Sau một năm trên Trạm Không gian Quốc tế (ISS), phi hành gia Scott Kelly cho chúng ta thấy cuộc sống ngoài không gian là như thế nào. Ông so sánh với người anh em sinh đôi của mình ở Trái Đất, và nhận thấy ông cao hơn, vi khuẩn đường ruột trở nên khác biệt cũng như nhiễm sắc thể đã dài hơn.
“Endurance” bởi phi hành gia Scott Kelly của NASA.
Cuốn hồi ký mới “Sự nhẫn nại” là câu chuyện về cuộc sống trong không gian qua góc nhìn cá nhân của ông, suốt một năm đó ông đã không ngừng nỗ lực đến phá vỡ nhiều kỷ lục mới.
“Ông không còn gì để mất và chỉ nỗ lực hết mình để chống lại căn bệnh ung thư tuyến tiền liệt, trong chuyến đi ông thấu cảm được nỗi đau của những đồng nghiệp đã hy sinh trong thảm họa tàu con thoi Columbia, hay tình bạn được phát triển trong không gian với phi hành gia Amiko,”tờ New York Times giới thiệu.
“Asteroid Hunters” bởi Carrie Nugent
Trong bài nói chuyện ở Ted vào năm 2016, Nugent đã cho khán giả thấy được tại sao những người ngắm nhìn bầu trời như bà khi tìm thấy dù chỉ là một phần tư của tảng thiên thạch cũng phải đưa ra thông báo nó có thể quét sạch “một quốc gia diện tích trung bình.” Nugent vẫn ngày đêm làm việc để đảm bảo điều đó không xảy ra.
“Asteroid Hunters” bởi Carrie Nugent.
“Không giống như động đất, dông bão hay núi lửa phun trào, sự va chạm của tiểu hành tinh có thể được dự đoán từ trước và được ngăn chặn một cách chính xác”, bà chia sẻ. “Người săn tìm tiểu hành tinh” là một cuốn sổ tay hướng dẫn nhanh cho bất cứ ai tò mò về ngành khoa học săn tìm và vẽ bản đồ quỹ đạo của các tiểu hành tinh đang hoạt động.
“Leonardo da Vinci” bởi Walter Isaacson
Trong cuốn “Leonardo da Vinci”, nhà viết tiểu sử Walter Isaacson (người cũng đã viết về những danh nhân vĩ đại như Steve Jobs hay Albert Einstein) đã cho thấy một da Vinci sinh ra ngoài giá thú vào thế kỷ 15 lại trở thành một tượng đài thực sự và là một đứa con hoang danh giá nhất.
Phần lớn là tự học, da Vinci đã dựa vào óc tò mò và sự quan sát của mình để dựng nên sự nghiệp. Là một họa sĩ mà cũng là nhà phát minh, từ thuở nhỏ, ông đã sớm thấu hiểu được một việc, đó chính là khoa học kỹ thuật dẫu có phát triển cũng không thể rời xa khỏi vẻ đẹp của thiên nhiên và nghệ thuật.
“Leonardo da Vinci” bởi Walter Isaacson.
“Sự thiên tài của Leonardo thật ra cũng dừng lại ở mức một con người, nó được tạo nên từ ý chí và khát vọng của chính ông. Nó không phải thần thánh hóa con người như Newton hay Einstein, là tài năng mà những người đương thời không tài nào hiểu nổi. Sự thiên tài của Leonardo không chỉ giúp chúng ta thấu hiểu, mà còn là một bài học có ích”,Isaacson viết.
“Astrophysics for People in a Hurry” bởi Neil deGrasse Tyson
Nhà vật lý thiên văn lừng danh Neil deGrasse Tyson đã cho phát hành cuốn sách mới của ông, “Vật lý thiên văn cho những người vội vàng”, là một cuốn sách thích hợp cho những người muốn tìm hiểu sâu về khoa học nhưng chẳng có chút thời gian nào để bỏ ra cho việc này.
“Astrophysics for People in a Hurry” bởi Neil deGrasse Tyson.
Cuốn sách này đặt ra những câu hỏi lớn: Vũ trụ được hình thành như thế nào? Vật chất tối là gì? Những loại tín hiệu kỳ lạ nào mà chúng ta nên gửi đi để giới thiệu về chính mình cho những sinh vật ở xa xôi trong vũ trụ?
Như Tyson đã nói, “vũ trụ này không có bổn phận phải trở nên có ý nghĩa đối với bạn,” vì vậy hãy cùng ông ấy du ngoạn vũ trụ này và cảm giác mọi thứ đều có ý nghĩa vô cùng.
Theo Quang Niên/khampha.vn (11/1/2018)
Tin liên quan khác
Tin mới hơn
- 'Nữ hoàng nhan sắc Việt - Hàn' Tuyết Nhung hạnh phúc trong đêm tiệc tri ân - 14/01/2018 13:12
- Hoài Lâm kể chuyện mặc quần đùi, đi dép Lào - 12/01/2018 18:02
- Ở Đây Có Nắng tặng suất chiếu miễn phí cho gia đình bạn - 12/01/2018 09:34
- Nguyên Vũ cực bảnh bên cạnh Hoa hậu Hoàn Vũ H'hen Nie - 12/01/2018 07:13
- 'Ông vua phim cấp ba Hong Kong' và chuyện tình như cổ tích - 12/01/2018 03:27
Tin cũ hơn
- Nguyên Vũ, Nam Phong đến mừng Đỗ Minh Quân đoạt giải Á quân Giọng hát Việt - 11/01/2018 07:17
- Hoa hậu Hải Dương tài trợ hình ảnh cho đại diện Việt Nam thi 'Miss Supranational 2018' - 10/01/2018 02:47
- 'Siêu vòng 3’ Thanh Trang được Lại Thanh Hương nhận xét bất ngờ - 10/01/2018 01:52
- Hoa hậu Diễm Châu xinh đẹp cùng ông xã dự chung kết Hoa hậu Hoàn Vũ 2017 - 09/01/2018 10:42
- Sao Việt kể chuyện tình dang dở của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh - 03/01/2018 03:45