• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Các fashion blogger phải chi trả bao nhiêu cho cuộc sống của mình?

Trách nhiệm là hiện hữu đi cùng sức cạnh tranh càng lúc càng tăng, mỹ danh fashion blogger đã dần trở thành một ngành nghề thật sự ở những quốc gia phát triển với những khoảng chi không hề nhỏ.

Fashion blogger dường như đã trở thành một mỹ từ quá ngọt ngào dành cho những ai muốn dấn thân vào ngành thời trang. Danh xưng cao sang, công việc nhẹ nhàng và sở hữu một cuộc sống xa hoa tựa các ngôi sao giải trí hạng A. Đó là tất cả những gì mọi người thường nghĩ về các blogger thời trang, thế nhưng liệu để đạt được và duy trì hình ảnh là một fashion blogger có thật sự dễ dàng.

Các fashion blogger cũng có trách nhiệm và nghĩa vụ nặng như bao ngành nghề khác.

Fashion blogger dần đã trờ thành một ngành nghề với những trách nghiệm và mức cạnh tranh ngày một tăng.

Sự xa hoa bề nổi
 
Không thể phủ nhận là các blogger thời trang nổi tiếng sẽ nhận được hàng loạt những hợp đồng béo bở với trị giá hàng chục ngàn đô. Chỉ cần một chuỗi những bài đăng quảng cáo cho một nhãn hàng nào đó trên mạng xã hội có thể giúp các blogger kiếm được $25.000. Một cuộc hợp tác thiết kế hoặc marketing đơn thuần với các thương hiệu thời trang cũng mang đến vài trăm nghìn đô la Mỹ cho chủ nhân những trang blog đình đám. Đấy là chưa kể đến vô vàn những bữa ăn sang trọng và những món quà đắt giá được gửi đến nhà hàng tuần. Theo thống kê, đa số các fashion blogger hạng tầm trung có thể kiếm được vài trăm nghìn đô la mỗi năm, và những ngôi sao sáng thật sự thì thu nhập có thể lên đến hàng triệu.
 
Thế nhưng tất cả mọi thứ chỉ là 3 phần bề nổi của tảng băng trôi, và 7 phần chìm còn lại mới thật sự là một ẩn số bí mật, bởi rằng chi tiền vào một trang fashion blog hay một nhân vật thời trang cũng là một dạng đầu tư kinh doanh sinh lời.

Các fashion blogger thật sự giữ được bao nhiêu cho riêng mình từ khoảng tiền họ kiếm được?

Dẫu biết đơn giản chỉ cần một hợp đồng quảng cáo hay hợp tác với các nhãn hàng lớn là các fashion blogger nổi tiếng đã có thể kiếm được vài chục ngàn đô. Thế nhưng thật sự họ giữ được bao nhiêu cho riêng mình?

Những con số đằng sau tấm màn nhungKhó có thể xác định được các blogger thời trang phải chi bao nhiêu một tháng cho tất cả các hoạt động của mình, thế nhưng blogger Bryan Grey Yambao (được biết đến với trang web BryanBoy) đã khẳng định rằng phần lớn số tiền anh kiếm được đều quay ngược về đầu tư cho các hoạt động kinh doanh. Anh chỉ ra rằng, từ khi hoạt động như một blogger thời trang thực thụ thì ngoài những khoản phí phải đóng cho nhà nước và tài chính, chính việc duy trình hình ảnh và các hoạt động trực tiếp liên quan đến các bài viết trên trang website ngốn nhiều tiền của anh nhất.

Các fashion blogger không phải lúc nào cũng được các thương hiệu chi trả cho các chi phí sinh hoạt.

Đằng sau những hoạt động xa xỉ đáng mơ ước của các fashion blogger là những khoảng chi khổng lồ mà mọi người vẫn thường lầm tưởng là do các thương hiệu chi trả.

Blogger thời trang Bryan Boy xuất hiện tại tuần lễ thời trang.

"Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng các thương hiệu chi trả cho chúng tôi mọi chi phí di chuyển, ăn ở và sinh hoạt suốt tuần lễ thời trang. Điều đó hoàn toàn sai sự thật." - Bryan Boy

“Tuần lễ thời trang là thời điểm các blogger thời trang chúng tôi tốn nhiều tiền nhất. Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng các thương hiệu chi trả cho chúng tôi mọi chi phí di chuyển, ăn ở và sinh hoạt suốt tuần lễ thời trang. Điều đó hoàn toàn sai sự thật. Tôi không thể nào quên được tuần lễ thời trang đầu tiên trong cuộc đời mình. Khi đó tôi đã phải ở nhờ nhà bạn tại Milan vì không đủ ngân sách chi trả cho việc thêu phòng khách sạn. Đến tận bây giờ khi tham dự các tuần lễ thời trang tôi thường thuê các căn hộ chung cư gồm 3 phòng ngủ và ở chung với một fashion blogger khác. Như thế chúng tôi sẽ có đủ không gian riêng cho toàn bộ nhân viên đi theo và đồ đạc đi kèm. Chưa kể là mạng Internet đủ nhanh để cập nhật ngay những tin tức nóng hổi từ các sàn diễn.”, Bryan chia sẻ.  Thêm vào đó, chi phí ăn uống và sinh hoạt của những người đi cùng như quản lý, thợ chụp hình… đều phải do các fashion blogger chi trả. Nhiếp ảnh gia thời trang Phil Oh, người đứng sau những trang fashion blog Streetpepper, chia sẻ rằng trung bình một năm anh phải bay gần 170.000 km, và sống ở khách sạn hơn ⅓ thời gian trong năm. Theo đó, chi phí di chuyển chiếm một phần rất lớn trong các hạng mục chi tiêu của anh.

Bảng phân chia chi phí và mức thuế đóng trung bình của các blogger thời trang.

Các mức thuế và thu nhập trong đây được tính là trung bình. Mức đóng thuế của các fashion blogger có thể nhiều hoặc ít hơn phụ thuộc vào mức thu nhập của họ và nơi sinh sống.

Hình ảnh nhiếp ảnh gia kiếm fashion blogger Phil Oh.

Nhiếp ảnh gia Phil Oh cũng là một trong những blogger nổi tiếng trên thế giới.

Hình ảnh street style do nhiếp ảnh gia Phil Oh thực hiện.

Đa số những hình ảnh street style của Phil Oh đều được các tạp chí lớn mua lại và đăng tải trên website chính thức của họ.

Một chi phí lớn khác mà các blogger thời trang phải chi trả hàng năm chính là tiền duy trì website. Oh cho biết khoảng 4 năm một lần anh phải chi trả một khoản tiền kha khá để phát triển website và các hoạt động bảo vệ bản quyền thương hiệu. Ban đầu các fashion blogger trẻ có thể sử dụng giao diện Tumblr để viết bài và không quan tâm mấy đến thương hiệu cá nhân. Tuy nhiên khi đã trở thành một fashion blogger chuyên nghiệp, việc chi tiền để sở hữu một website không chỉ đẹp và mạnh, lẫn việc bảo vệ chất xám của mình là điều quan trọng bậc nhất. Và đó chỉ đơn giản là những khoảng chi cứng thường niên, các khoảng chi để tạo nên bà viết hàng tháng, hàng tuần hay thậm chí hàng ngày có thể lên đến con số vài trăm đến vài ngàn đô la Mỹ.

fashion blogger Chiara Ferragni nổi tiếng và rất có ảnh hưởng trên thế giới.

Chiara Ferragnilà một trong những fashion blogger nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng nhất trên thế giới.

“Như bất cứ hoạt động kinh doanh nào, việc bạn quyết định đầu tư ít hay nhiều vào đó ảnh hưởng trực tiếp đến cảm nhận của bạn đọc và các thương hiệu.” - Nicolette Mason, biên tập viên của tạp chí Marie Claire và cũng là người đứng sau trang blog Nicolettemason.com cho hay. Để có được một bài viết trên website các blogger thời trang phải chi trả các khoảng mua sắm quần áo, tiền công cho nhiếp ảnh gia, thợ làm tóc, trang điểm và trợ lý, chi tiền hoa hồng cho các công ty trung gian… Thậm chí các fashion blogger nổi tiếng cũng có công ty đại diện riêng tương tự như các ngôi sao Hollywood. Đa phần các công ty đại diện sẽ lấy đi 10 đến 15% tiền công cho mỗi dự án do các blogger thực hiện.

Phong cách của fashion blogger Nicolette Mason.

Fashion blogger kiêm biên tập viên tạp chí Marie Claire Nicolette Mason là một trong những blogger thời trang "big size" hiếm hoi của làng mốt thế giới.

“Như bất cứ hoạt động kinh doanh nào, việc bạn quyết định đầu tư ít hay nhiều vào đó ảnh hưởng trực tiếp đến cảm nhận của bạn đọc và các thương hiệu.” - Nicolette Mason
 
Một khoảng chi phí khác mà các fashion blogger mới có thể không biết được chính là việc sửa chữa và mua sắm các thiết bị tác nghiệp. Nếu chiếc lens máy ảnh, hay máy laptop đột ngột hư hại thì người chịu khoảng chi phí đền bù và sửa chữa không ai khoác ngoài các blogger. Chi phí sắm lại các món đồ cá nhân do bỏ quên hay thất lạc khi phải di chuyển liên tục giữa các thành phố cũng là một trong những khoảng chi bất thường mà các blogger luôn phải sẵn sàng chi trả.
 
Cái giá của những món quà

Lẽ đương nhiên nhiều người sẽ bảo, dẫu phải chi như thế, thì tiền quần áo, phụ kiện của các blogger thời trang (vốn là một trong những khoảng tiền quan trọng và lớn nhất) đều được chi trả bởi các thương hiệu. Thậm chí nhiều người còn nhận được thiết kế riêng theo đúng phong cách của mình. Thế nhưng, sự thật lại không phải luôn như thế.

Các fashion blogger vẫn phải tốn tiền mua sắm trang phục.

Dẫu được các thương hiệu tặng bao nhiêu đồ, thì để xây dựng phong cách cá nhân các fashion blogger vẫn phải tốn tiền mua sắm trang phục cho riêng mình.
 
“Đúng là chúng tôi luôn được các nhà mốt nhờ diện trang phục của hãng để chụp hình và đăng bài. Tuy nhiên sau khi hợp đồng kết thúc hoặc đơn giản là sau khi chụp xong bộ ảnh thì mọi món phục sức đều phải được gửi trả lại nguyên vẹn. Một độc giả thông minh sẽ biết đâu là trang phục được thương hiệu tài trợ và trang phục do các fashion blogger tự mua, bởi đơn giản là những bộ đồ tài trợ sẽ chỉ xuất hiện duy nhất một lần, trong một bộ ảnh.”, blogger Yambao chia sẻ. Đó là lý do vì sao các blogger thời trang thực thụ luôn phải tự đi mua sắm quần áo, phụ kiện. Điều đó không những giúp họ xây dựng một gout thời trang riêng biệt, mà còn là đảm bảo tính trung thực với bạn đọc và thể hiện khả năng của chính họ.

Còn đối với những món quà sẽ được các thương hiệu tặng, một số blogger không hề thích sử dụng chúng, bởi đó là những vật phẩm được gửi cho nhiều blogger cùng lúc. Vì thế một fashion blogger chân chính muốn tạo dựng phong cách riêng của mình không thể nào liên tục sử dụng trang phục giống chính đối thủ của mình.

Vậy còn lại gì cho những con người trong ngành nghề xa xỉ này?

Sau hàng loạt những khoảng chi không hề nhỏ, thì đâu là những gì còn lại cho những người chủ của các trang blog? Có lẽ nhiều người sẽ cảm thấy “khủng hoảng" khi nhận ra để trở thành hay chỉ đơn giản là duy trì công việc là một fashion blogger không hề đơn giản. Thế nhưng, hãy bình tĩnh! Bởi như việc kinh doanh một mặt hàng, số tiền và công sức bạn đầu tư vào mặt hàng (ở đây là chính cá nhân các blogger) sẽ giúp bạn nhận lại được thành quả xứng đáng. Tiền bạc, lẽ đương nhiên là phần thuộc về các fashion blogger vẫn không nhỏ. Nhưng có lẽ việc được thực hiện điều mình thích, được công nhận và nhận được sự ủng hộ và yêu mến từ cộng đồng vẫn là mục tiêu cao cả nhất mà mọi blogger thời trang mong muốn nhận được và vươn đến.

Theo lofficielvn