5 việc cần làm khi sếp thường xuyên 'bốc hỏa' với bạn
- Được viết ngày Thứ ba, 27 Tháng 3 2018 11:03
Khi bị ông chủ quát mắng, điều quan trọng không phải là phản kháng lại mà là biết được nên làm những gì để mọi chuyện không trở nên tồi tệ hơn.
Thật khó để duy trì sự chuyên nghiệp khi bạn phải làm việc và tiếp xúc với nhiều người mỗi ngày. Dù là ông chủ hay nhân viên thì có những lúc bạn không thể kiềm chế cảm xúc của mình, điều đó hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, chẳng ai muốn bị quát mắng, thậm chí chỉ một vài lần bạn bị mắng thì tin tức này sẽ lan truyền khắp công ty.
Khi ông chủ bắt đầu to tiếng, điều quan trọng là bạn phải biết nên làm gì. Các ông chủ thường có xu hướng "xả" hết mọi bực tức ra thay vì kìm nén cảm xúc, điều này sẽ khiến cho những nhân viên tâm huyết phải rời bỏ công ty hay "phản kháng" lại cấp trên của họ.
Đối với các nhân viên, để có thể ứng xử khéo léo khi đột nhiên bị sếp quát mắng là điều rất khó. Tuy nhiên, dù bạn muốn rời khỏi hay ở lại công ty thì cũng phải ứng xử một cách văn minh. Sau đây là những bí quyết bạn nên nằm lòng trước khi mọi việc trở nên tồi tệ.
1. Tuyệt đối giữ bình tĩnh
Giữ bình tĩnh trong những trường hợp như thế này đòi hỏi phải có sự rèn luyện. Nhưng bạn không phải là một bậc thầy của thiền định để có thể điều tiết cảm xúc của mình mỗi khi bị mắng. Khi cấp trên to tiếng với bạn, hãy duy trì hơi thở, hít sâu và thở đều. Nếu có thể, hãy hồi tưởng lại những điều khiến bạn cảm thấy hạnh phúc hay nghĩ đến những nơi đem lại cho bạn sự thoải mái như là bãi biển, núi cao, thậm chí là căn nhà nhỏ bé của bạn.
Hãy tự nói với bản thân rằng: "Mọi chuyện rồi sẽ qua đi thôi!" – chỉ vài phút nữa thì ồn ào này sẽ chấm dứt, không gian sẽ yên tĩnh trở lại và mọi thứ vẫn sẽ diễn ra bình thường.
2. Hãy hạ thấp giọng khi mâu thuẫn xảy ra
Bạn có lẽ không để ý điều này, nhưng nó là sự thật. Con người thường có xu hướng cao giọng hơn mỗi khi bất đồng hay tranh chấp diễn ra. Tuy nhiên, kẻ to tiếng hơn không phải là người thắng cuộc. Điều quan trọng là làm sao để kết thúc mọi mâu thuẫn trong hòa bình. Thay vì để cảm xúc lấn át, bạn hãy cố gắng hạ giọng, nói chuyện thật bình tĩnh và chân thành, dần dần, đối phương tự nhiên sẽ dịu giọng hơn với bạn.
Đồng thời, hãy đảm bảo rằng bạn nghe và hiểu được những lời cấp trên nói. Nếu bạn tỏ thái độ không lắng nghe hoặc không quan tâm đến thì điều đó chỉ càng làm cho họ cảm thấy tức giận.
3. Lắng nghe quan điểm của cấp trên
Thật không may, đôi khi lỗi lầm hoàn toàn thuộc về bạn. Không phải lúc nào cấp trên cũng săm soi để bắt lỗi và la mắng bạn. Nếu bạn thường xuyên bị khiển trách, hãy xem xét lại bản thân. Có lẽ công việc này không phù hợp với bạn, hay đơn giản là do bạn quá tải với công việc mà sơ suất và không thể lo chu toàn mọi thứ.
Nhận thức được vấn đề là bước đầu tiên bạn có thể thấu hiểu tâm lý ông chủ để thay đổi và giải quyết mọi khúc mắc. Nếu mọi thứ đơn giản chỉ là sai sót, hãy lập tức xin lỗi và khắc phục lỗi lầm.
4. Hãy xem xét đến việc chuyển sang công ty mới
Đây không phải là công ty duy nhất! Bạn có thể tìm thấy nhiều công ty có văn hóa làm việc tích cực với những ông chủ nhận thức và kiểm soát tốt hành vi của mình, họ biết rằng việc quát mắng ầm ĩ không đem lại lợi ích gì cho công ty. Nếu tình trạng quát mắng diễn ra thường xuyên thì chỉ bạn mới có thể quyết định có nên thay đổi nơi làm việc hay không.
Tuy nhiên, nếu bạn cố gắng ở trong môi trường làm việc như vậy, điều này thực sự không tốt cho bạn. Áp lực và căng thẳng do sự la mắng mang lại sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bạn. Nếu bạn có thể tìm kiếm được một công việc mới thì đừng đợi đến lúc mọi thứ trở nên tồi tệ mới bắt đầu quyết định.
5. Lắng nghe tích cực
Khi một ai đó la mắng bạn, nó có thể là biểu hiện của sự thất vọng. Bạn có thể xoa dịu cảm giác thất vọng này bằng phương pháp lắng nghe tích cực, đây là nghệ thuật tinh tế thể hiện rằng bạn đang lắng nghe và tiếp thu ý kiến của người khác. Nó bao gồm ngôn ngữ cơ thể như cái gật đầu, kết hợp các câu nói đồng tình "Vâng!", "Em hiểu!".
Bạn phải thực sự hiểu ý nghĩa đằng sau nó. Điểm quan trọng của nghệ thuật lắng nghe tích cực là thường xuyên lặp lại những gì bạn nói. Hãy sử dụng những cụm từ như "Những gì em đang nghe là…", "Điều anh (chị) muốn nói với em là…" để thể hiện không chỉ là bạn đang lắng nghe mà còn nghe một cách nghiêm túc.
Nếu bạn là "nạn nhân" dưới sự quát mắng của ông chủ thì hãy nắm vững những bí quyết này để bình tĩnh và giải quyết mọi vấn đề thật chuyên nghiệp. Còn nếu bạn là một ông chủ thường xuyên quát mắng nhân viên tại nơi làm việc, hãy cân nhắc tới việc kiềm chế cảm xúc tốt hơn để không khiến cho công ty "tổn thất" nhiều nhân viên ưu tú.
Theo Entrepreneur
Tin liên quan khác
Tin mới hơn
- Huỳnh Anh tiết lộ về 'người mới' sau chia tay Hoàng Oanh - 31/03/2018 00:18
- Lotte Cinema mang quà tình thương đến cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn - 30/03/2018 10:17
- Đạo diễn Trọng Trinh: 'Tôi hốt hoảng, sợ 'xanh mắt' khi Lan Phương thông báo có bầu' - 30/03/2018 10:10
- Mỹ nhân "Bản tình ca mùa đông" Choi Ji Woo bất ngờ kết hôn ở tuổi 42 - 29/03/2018 10:00
- Mai Bảo Ngọc bế con gái dự ra mắt phim 'Ông ngoại tuổi 30' - 29/03/2018 08:50
Tin cũ hơn
- MC Thành Trung tặng vợ túi xách trăm triệu cùng lời chúc ngọt ngào trong ngày sinh nhật - 26/03/2018 08:13
- Diệp Linh Châu gây bất ngờ khi trình diễn ca khúc 'khó nuốt' - 25/03/2018 16:36
- Sách của Tổng thống Pháp gây chú ý tại Hội sách TP.HCM 2018 - 25/03/2018 01:21
- Những khoảnh khắc tình tứ của Hoàng Thùy Linh và Vĩnh Thụy - 24/03/2018 17:53
- Trường Giang mệt mỏi trong lần đầu lộ diện giữa ồn ào tình cảm với Nam Em - 24/03/2018 03:04