Kiến trúc cầu ngói 'thượng gia, hạ kiều' độc đáo ở Việt Nam
- Được viết ngày Thứ hai, 27 Tháng 9 2021 10:34
Cầu ngói Thanh Toàn được mệnh danh là cây cầu cổ hiếm có, mang giá trị nghệ thuật cao nhất ở Việt Nam. Năm 1990, cây cầu này được Bộ VHTTDL công nhận là di tích cấp quốc gia.
Cầu ngói cổ Thanh Toàn nằm ở làng Thủy Thanh Chánh thuộc xã Thủy Thanh, Thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên Huế) không chỉ mang vẻ đẹp độc đáo mà còn là một trong số rất ít công trình xây dựng theo lối “thượng gia hạ kiều” còn sót lại tại Việt Nam. Chính bởi vẻ đẹp độc đáo đó, công trình này đã trở thành địa danh nổi tiếng và hấp dẫn rất đông du khách gần xa tới tham quan hàng năm.
Cầu ngói cổ Thanh Toàn xây dựng theo lối “thượng gia hạ kiều” còn sót lại tại Việt Nam
Phong cách xây dựng theo lối “thượng gia hạ kiều” có nghĩa là trên nhà dưới cầu. Mái được lợp bằng ngói ống lưu ly. Cầu có chiều dài 18m, rộng 5m, chiều dài cầu được chia làm 7 gian, hai bên có hai bục trải dài theo thân cầu và có lan can tựa lưng. Toàn bộ chất liệu tạo nên cây cầu này đều làm bằng gỗ, mặt cầu được cấu tạo như một sàn gỗ chắc chắn.
Trên nhà dưới cầu, mái lợp bằng ngói ống lưu ly
Cầu ngói Thanh Toàn được xây dựng trên một hệ thống gồm 3 hàng trụ đỡ chính và được làm bằng gỗ. Mỗi hàng có 6 cột, riêng các hàng cột chống đỡ đều có trụ làm bằng chất liệu đá chắn chắn.
Để chống sụt lún, người ta đã thiết kế các hàng cột sao cho chúng đều được gắn kết với nhau bằng một khối mộng. Ở hai đầu có hai mống cầu với các đầu mối được nối liền với hệ thống trụ đỡ gồm các thanh bê tông. Điểm độc đáo và hiện đại nữa là cây cầu còn được xây dựng 7 hệ thống thoát nước.
Ở gian giữa cây cầu có đặt một bàn thờ được bịt kín, xung quanh được làm thông thoáng nên khá mát mẻ thích hợp làm nơi dừng chân và nghỉ ngơi.
Được biết, cầu được xác định xây dựng mới vào năm 1776, do một người là Trần Thị Đạo cháu gái họ Trần đời thứ 16 xây dựng làm nơi dừng chân và nghỉ ngơi, hóng mát, gặp gỡ chuyện trò hay ngắm cảnh thư giãn của dân làng sau một quãng đường đi về mệt nhọc.
Tương truyền, bà Trần Thị Đạo là vợ của 1 vị quan thuộc triều vua Trần Hiển Tông, không có con, muốn cầu tự, bà dùng tiền của mình để làm phúc cho dân làng. Năm 1925, bà được vua Khải Định ban sắc phong Trần cho bà là Dực Bảo Trung Hưng Linh phò và lệnh cho dân làng lập bàn thờ Bà ngay trên cầu để thờ cúng. Khi đến đây, du khách sẽ thấy một bàn thờ uy nghiêm chính giữa cầu đó chính là bàn thờ bà Trần Thị Đạo – người có công trong việc dựng nên cây cầu này.
Vẻ đẹp cầu ngói cổ về đêm
Cầu ngói Thanh Toàn bắc qua một con sông nhỏ nằm cuối đoạn của sông Như Ý chảy xuyên suốt, uốn lượn mềm mại từ đầu làng đến cuối làng. Qua nhiều thế kỷ, cây cầu có xuống cấp do thời gian cũng như do ảnh hưởng của chiến tranh, đã được tu bổ nhiều lần. Tuy nhiên, giá trị nghệ thuật của cầu vẫn được giữ nguyên và bảo tồn cho đến bây giờ.
Cầu ngói Thanh Toàn bắc qua một con sông nhỏ nằm cuối đoạn của sông Như Ý
Sau gần 250 năm, cây cầu được chính quyền địa phương hạ giải để tiến hành bảo tồn, tu bổ và tôn tạo lại. Dự án bảo tồn, tu bổ và tôn tạo di tích Cầu ngói Thanh Toàn được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt với tổng vốn đầu tư hơn 13 tỷ đồng. Dự án được khởi công đầu tháng 4/2020 và hoàn thành sau 1 năm.
Theo Tạp chí du lịch
* Nguồn: https://tcdulichtphcm.vn/du-khao/kien-truc-cau-ngoi-thuong-gia-ha-kieu-doc-dao-o-viet-nam-c14a16301.html
Tin liên quan khác
Tin mới hơn
- Khám phá trụ sở phi thuyền như phim viễn tưởng, giá tỷ USD của Apple - 11/10/2021 14:30
- Hai tiệm bánh mì lâu năm ở Sài Gòn đắt khách ngày trở lại - 07/10/2021 05:26
- Người dân đã tiêm vaccine có thể đi du lịch ở đâu? - 06/10/2021 09:33
- Những 'thành phố cà phê' được yêu thích nhất trên thế giới, có TP.HCM - 04/10/2021 08:54
- Bãi biển kỳ lạ nơi du khách có thể đào hố ngâm nước nóng ngay trên bờ biển - 01/10/2021 13:35
Tin cũ hơn
- Làng chài Gongjin 'Hometown cha cha cha' thành điểm du lịch - 24/09/2021 10:11
- Châu Kiệt Luân cùng vợ con vi vu nước Pháp - 23/09/2021 10:04
- Không khí đón Trung thu khắp thế giới mùa Covid - 21/09/2021 07:49
- Đền thờ kỳ lạ ở Nhật Bản xây chỗ uống nước dành riêng cho những chú ong - 17/09/2021 04:55
- Đến Núi Mặt Quỷ nghe kể truyền thuyết ở Quỷ Môn Quan - 15/09/2021 08:50