Phát hiện nơi kiểm soát sự ra đời của các ngôi sao trong vũ trụ
- Được viết ngày Thứ ba, 11 Tháng 8 2015 09:10
Các nhà thiên văn học vừa công bố một thông tin chấn động khi phát hiện ra cách những thiên hà ê-líp lớn nhất vũ trụ vẫn tiếp tục sản sinh ra những ngôi sao dù giai đoạn “đỉnh cao” của thời kì này đã trôi qua.
Theo đó, bằng kính viễn vọng không gian Hubble, các nhà thiên văn học (thuộc NASA) đã phát hiện ra nơi có thể sản sinh và kiểm soát sự ra đời của một ngôi sao mới. Chúng là một quy trình tự tái tạo gồm các thành phần là lỗ đen, vòi phun và các ngôi sao mới.
Quy trình trên được mô tả chi tiết như sau: Đầu tiên, các vòi phun cao năng lượng phun ra từ lỗ đen làm nóng vòng khí xung quanh nơi này. Việc phun sẽ tác động đến nhiệt độ và tốc độ rơi vào thiên hà của các bụi khí.
“Nếu khó hiểu, bạn có thể lấy một cơn bão làm ví dụ. Khi vòi phun phun khí từ trong ra ngoài thiên hà, một phần bụi khí sẽ giảm nhiệt độ, ngưng tụ thành khối lạnh và rơi ngược trở vào trung tâm thiên hà, tương tự như mưa rơi. Các ‘hạt mưa’ sẽ nhanh chóng hạ nhiệt và trở thành những đám mây khí phân tử. Khi kết hợp lại, những ‘đám mây’ này sẽ hình thành nên các ngôi sao”, Megan Donahue – người đứng đầu nghiên cứu thứ nhất – cho biết.
Như vậy, những “hạt mưa” này sẽ phụ thuộc rất lớn vào các vòi phun bởi chúng xuất hiện xung quanh viền các bong bóng khổng lồ do vòi phun bơm lên hoặc trong các sợi và tua bao bọc xung quanh vòi phun. Theo Grant Tremblay – người đứng đầu nghiên cứu thứ hai – nói rằng các yếu tố trên sẽ tạo ra “một vũng xoáy tròn những khí tạo sao xung quanh lỗ đen trung tâm”.
Các nhà khoa học cho biết thêm, nếu quá trình giảm nhiệt xảy ra quá mạnh thì nó sẽ làm cho những vòi phun hoạt động ngày càng mạnh hơn, từ đó sinh thêm nhiệt. Vì “vũng” khí xung quanh lỗ đen là nơi cung cấp nhiên liệu để vòi phun hoạt động nên nếu vòi phun có quá nhiều nhiệt thì nguồn cung nhiên liệu cũng giảm đi và chúng bị yếu dần.
Với khám phá mới, các nhà khoa học đã giải đáp được câu hỏi được đưa ra từ rất lâu, đó là: “Vì sao những thiên hà ngập trong khí lại không biến toàn bộ lượng khí này thành các ngôi sao mà chỉ một vài phần?” Và câu trả lời chính là: “Việc điều chỉnh ‘sinh’ sao lớn hay nhỏ đó phụ thuộc nhiều vào quy trình làm nóng và làm lạnh”.
Theo SKCĐ
Tin liên quan khác
Tin mới hơn
- Nữ siêu mẫu tự tin khoe 3 vòng bên BMW F800R - 13/08/2015 10:17
- Microsoft bày trò 'chơi đểu' tên miền abc.xyz của Google? - 13/08/2015 01:54
- Vũ trụ đang cạn kiệt và chết dần - 12/08/2015 08:22
- Hệ điều hành Symbian huyền thoại giờ ra sao? - 11/08/2015 09:01
- Khi chị em đi xe máy số... - 11/08/2015 03:30
Tin cũ hơn
- Cận cảnh Maybach S600 màu Ruby đầu tiên tại Việt Nam - 11/08/2015 01:00
- 'Đừng bảo tôi rời bỏ Facebook!' - 10/08/2015 01:57
- Facebook ra mắt ứng dụng mới dành cho người nổi tiếng - 08/08/2015 04:13
- 6 điều bạn không nên làm với tài xế Uber - 07/08/2015 04:37
- Không hi vọng mua ô tô giá rẻ ở thị trường Việt - 07/08/2015 02:16