• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Những khám phá khoa học nổi bật năm 2013

Bằng chứng đầu tiên về nước trên Sao Hỏa, lần đầu tiên tạo thành công tế bào gốc từ da người, hay phát hiện mới về tổ tiên loài người qua hộp sọ 1,8 triệu năm là những khám phá khoa học đáng chú ý trong năm 2013.

kepler-74636-990x742.jpg

1. Phát hiện mới các hành tinh trong vũ trụ

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ California, Mỹ (Caltech), phát hiện mới về các ngôi sao và hành tinh trong vũ trụ trong năm 2013 cho thấy vũ trụ đang ngày càng đông đúc. Trong năm 2013, các nhà khoa học phát hiện có ít nhất 100 tỷ ngôi sao trong Dải Ngân hà. Theo quan sát của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), một phần năm trong số các ngôi sao này có các hành tinh với kích thước tương đương Trái Đất quay quanh. Kepler-62f (ảnh) là một hành tinh có kích thước tương đương với Trái Đất, nằm cách hành tinh của chúng ta khoảng 1.200 năm ánh sáng.

cell.jpg

2. Lần đầu tiên tạo thành công tế bào gốc từ da người

Sau hơn 10 năm nghiên cứu, các nhà khoa học thuộc Đại học Y tế và Khoa học Oregon (Mỹ) cho biết họ đã tạo thành công tế bào gốc phôi thai người từ các tế bào da bằng kỹ thuật nhân bản vô tính. Các nhà nghiên cứu cho biết kỹ thuật nhân bản này có thể hứa hẹn mang lại các phương pháp điều trị mới, được áp dụng trong lĩnh vực y tế.

mars-lake-2-620x479-3309-13866-7202-4358

3. Khám phá mới về sự sống trên Sao Hỏa

Trong năm 2013, thiết bị thăm dò Curiosity của NASA tiếp tục ghi nhận nhiều dữ liệu mới về Sao Hỏa. Qua các dữ liệu này, các nhà khoa học phát hiện dấu hiệu một hồ nước ngọt từng tồn tại trên Sao Hỏa từ cách đây khoảng 3,6 tỷ năm và nằm ở vị trí gần xích đạo của hành tinh này. Các lớp đá ở đây chứa dấu hiệu của carbon, hydro, oxy, nitro và lưu huỳnh, có thể cung cấp điều kiện sống hoàn hảo cho đời sống của các vi sinh vật đơn giản.

voyager-6122-1387966237.jpg

4. Vật thể nhân tạo đầu tiên ra khỏi hệ mặt trời

Tháng 9/2013, tàu vũ trụ Voyager-1 của NASA được xác nhận là vật thể nhân tạo đầu tiên ra khỏi hệ mặt trời. Donald Gurnett, một nhà khoa học dẫn đầu nhóm nghiên cứu, cho biết: "Đây là một sự kiện lạ thường. Lần đầu tiên một vật thể do con người chế tạo đã đi vào khoảng không gian giữa các vì sao". Tàu vũ trụ Voyager-1 được phóng lên quỹ đạo vào năm 1977, mang theo nhiệm vụ nghiên cứu các hành tinh và những luồng khí khổng lồ bên ngoài hệ mặt trời.

skull-5526-1387966237.jpg

5. Hộp sọ 1,8 triệu năm và những bí ẩn về nguồn gốc của loài người

Tháng 10/2013, các nhà khoa học phát hiện một họp sọ hoàn chỉnh có niên đại 1,8 triệu năm của tổ tiên loài người, hay còn gọi là sọ 5, ở vùng Dmansi, Cộng hòa Gruzia. Theo các nhà nghiên cứu, việc phát hiện hộp sọ này có thể khiến giới chuyên gia thay đổi quan điểm về quá trình tiến hóa của loài người. Theo kết quả nghiên cứu hộp sọ và các phân tích khác, họ chỉ ra rằng những người Homo (Homo habilis, Homo rudolfensis, Homo erectus) đều thuộc cùng một chủng người và chỉ đơn giản là nhìn khác nhau. Trong khi đó, các kết quả nghiên cứu hóa thạch người Homo trước đây đều chỉ ra rằng họ thuộc các chủng người khác nhau.

Thùy Linh (Theo National Geographic)