Đừng chủ quan khi ngủ trong ô tô
- Được viết ngày Thứ tư, 08 Tháng 7 2015 16:59
Tuy không phải quá phổ biến, nhưng trên thế giới và cả ở Việt Nam đã ghi nhận nhiều trường hợp tử vong khi ngủ trên ô tô do thiếu khí. Ngủ trong ô tô là thói quen của nhiều người, nhất là các lái xe đường dài nhưng liệu thói quen ngủ trong xe ô tô có an toàn?
Ngộ độc khí ga do rò rỉ
Các chuyên gia cho biết, những trường hợp tử vong do ngộ độc khí ga khi ngủ trên ô tô là rất hãn hữu bởi lượng khí gas trong hệ thống điều hoà xe hơi không nhiều và nếu người trong xe còn thức sẽ dễ dàng nhận ra mùi ga bất thường. Nhưng đã từng xảy ra các trường hợp tử vong này trên thế giới và cả ở Việt Nam, nhất là với xe đã cũ.
Vì vậy, khi vận hành xe cũ, hãy thường xuyên kiểm tra hệ thống làm mát của xe để xem khí ga liệu có bị rò rỉ hay không. Nếu ngủ trên xe nên mở hé cửa kính để đề phòng trường hợp khí ga có thể rò rỉ gây hại đến tính mạng.
Ảnh minh họa
Ngạt thở vì đóng cửa quá kín
Trong nhiều trường hợp, ngủ trên xe ô tô sẽ rất nguy hiểm. Ảnh minh họa
Trong nhiều trường hợp, việc ngủ trong xe ô tô được xem là rất nguy hiểm vì không gian trong ô tô chật hẹp và tồn tại nhiều khí độc.
Các chuyên gia cho biết, trong xe ô tô, nếu đóng kín tất cả các cửa một người có nguy cơ bị thiếu khí oxy chỉ trong khoảng 2 tiếng bởi một người trưởng thành cần khoảng 1 m3 không khí trong 1 giờ.
Nếu ở trạng thái tỉnh táo, con người dễ dàng phản ứng với tình trạng “ngộp” khí và phản ứng bằng nhiều cách như mở cửa sổ, bật chế độ điều hòa lấy gió ngoài hay dừng xe nghỉ ngơi. Tuy nhiên, khi đang ngủ con người rơi vào trạng thái vô thức khiến khả năng phản ứng bằng không, dẫn tới tình trạng lịm dần và tử vong.
Vì thế, ngủ trong xe đóng kín là một việc cần tránh vì điều này sẽ gây hại cho sức khoẻ và có thể dẫn tới tình trạng thiếu oxy khiến người trong xe bị lịm dần và chết ngạt trong khi ngủ.
Ở các loại xe đời mới, khi ngủ trong xe và bật máy lạnh, xe có thể vận hành chế độ cài đặt tự động và sau 5 phút lấy gió trong sẽ chuyển sang chế độ lấy gió ngoài. Tuy nhiên, xe đời cũ lại không có chế độ tự động đó. Việc lấy gió trong ở các đời xe này thực chất chỉ làm lạnh không khí trong xe nên nguy cơ ngạt khí sẽ cao hơn. Tuy có thể yên tâm vì hệ thống hiện đại từ các xe ô tô mới. Nhưng cũng cần chú ý, nếu ngủ trong thời gian dài, lượng nhiên liệu còn lại trên xe còn ít cũng khiến hệ thống ắc quy có nguy cơ hết điện, điều hoà tắt và dẫn tới tử vong do ngạt khí.
Do đó, để tránh các trường hợp đáng tiếc khi ngủ trên ô tô, với xe không bật điều hoà cần hé một chút cửa kính để đảm bảo không khí bên trong và bên ngoài lưu thông, đủ oxy cho người ngủ trong xe. Trong điều kiện thời tiết nóng bức, cần chọn vị trí râm mát để dừng, đỗ xe khi ngủ.
Trong trường hợp bật điều hòa và đóng kín cửa xe, lái xe cần chọn chế độ lấy gió ngoài (nếu xe không có chế độ tự động) và chỉ nên ngủ giấc ngắn để phòng trường hợp xe hết nhiên liệu.
Lưu ý chốt cửa, không hạ kính quá sâu, có thể gây cảm lạnh trong điều kiện thời tiết lạnh, đồng thời không đảm bảo an toàn tài sản trên xe.
Ngoài ra, bên cạnh nguy cơ ngủ quên trong xe đóng kín, việc để quên trẻ em trong xe cũng có thể dẫn tới tử vong do quá nhiệt hoặc thiếu khí.
Nguy cơ ung thư tăng cao
Theo nghiên cứu, người thường xuyên sử dụng ô tô có nguy cơ ung thư cao hơn bình thường. Nghiên cứu này cho thấy, các vật liệu làm bằng nhựa trong xe ô tô (như bảng táp lô, ốp cửa, ống dẫn khí lạnh hay dầu mỡ) đều phát tiết Benzen, một chất gây ung thư cực mạnh. Các nhà khoa học chỉ ra rằng benzen còn có thể ảnh hưởng tới xương hay gây ra các bệnh thiếu máu, bạch cầu…
Mật độ Benzen trong ngưỡng an toàn với con người là dưới 50 mg/4,65 m2. Tuy nhiên, với một chiếc xe đóng kín cửa, mức Benzene có thể đạt ngưỡng 400 - 800 mg, gấp nhiều lần mức cho phép đặc biệt là trong diện tích hẹp hơn nhiều. Một chiếc xe đỗ dưới nắng có thể chứa tới 2.000 - 4.000 mg Benzen, thậm chí còn cao hơn nếu nhiệt độ cao.
Như vậy, việc ngủ trong xe ô tô có thể sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư, thiếu máu do thời gian tiếp xúc với Benzene lâu hơn bình thường, nhất là khi đóng kín xe lúc ngủ.
Theo Itcnews.vn
Tin liên quan khác
Tin mới hơn
- NASA muốn biến Mặt trăng thành phòng thí nghiệm - 13/07/2015 06:50
- Apple Watch bị phàn nàn vì gây kích ứng da - 12/07/2015 01:28
- Samsung sẽ ra Galaxy Note 5 sớm hơn dự kiến để cạnh tranh Apple - 11/07/2015 04:18
- Sạc pin qua đêm làm giảm tuổi thọ pin - 10/07/2015 03:16
- Doanh số bán iPhone của Apple sẽ 'đè bẹp' Samsung - 09/07/2015 03:56
Tin cũ hơn
- Facebook thay đổi biểu tượng bạn bè - 08/07/2015 03:13
- Đừng quên nhấn nút 'restart' cho máy tính - 07/07/2015 02:00
- Smartphone Honor và chiến lược bán hàng trên thế giới phẳng - 06/07/2015 14:53
- iPhone 7 có thể có máy quay phim 4K & chế độ ghi âm đặc biệt - 06/07/2015 01:56
- Xu hướng công nghệ trong tương lai - 05/07/2015 01:40