7 sai lầm bảo mật của người dùng smartphone
- Được viết ngày Thứ bảy, 12 Tháng 3 2016 12:06
Đa phần người dùng di động vẫn chưa nhận thức hết được tầm quan trọng của việc bảo mật các thiết bị cá nhân.
1. Để điện thoại hớ hênh: Nhiều người có thói quen sử dụng điện thoại nơi công cộng một cách hớ hênh. Đó là cơ hội không thể tốt hơn cho những kẻ trộm cắp. Ngoài việc mất máy, thông tin cá nhân của bạn còn bị các đối tượng khai thác để trục lợi. Bởi vậy, đừng sử dụng điện thoại khi đi trên đường.Nếu phải nghe điện thoại hãy tìm vị trí an toàn.
2. Không khóa màn hình điện thoại bằng mật khẩu: Đây là bước bảo mật cơ bản tránh kẻ gian xâm nhập thiết bị nếu lỡ may chúng lấy được. Điện thoại Android và iPhone đều hỗ trợ chế độ mật khẩu . Các thế hệ mới còn trang bị cảm biến vân tay tăng khả năng bảo mật hơn rất nhiều so với phương thức truyền thống.
3. Không kích hoạt tính năng tìm thiết bị từ xa: Nhiều người mất điện thoại tỏ ra hối hận vì chưa kích hoạt tính năng trước đó. Đây là sai lầm phổ biến bởi các nhà sản xuất đã mang tới giải pháp hỗ trợ tuyệt vời nhằm giúp khách hàng tìm lại thiết bị. Find My iPhone trên iOS hoăc Android Device Manager trên các máy Android.
4. Không cài đặt phần mềm diệt virus: Người dùng smartphone thường không chú ý cài đặt phần mềm chống virus. Bởi họ nghĩ rằng, hệ điều hành như Android và iOS đều miễn nhiễm với mã độc. Tuy nhiên, bạn vẫn cần một công cụ đủ mạnh hỗ trợ thiết bị tránh các cuộc tấn công của tin tặc, đặc biệt với điện thoại Android. Người dùng iPhone lại không có bất kỳ ứng dụng diệt virus nào, thay vào đó là các bản cập nhật iOS vá lỗ hổng.
5. Sử dụng Wi-Fi chùa: Việc sử dụng Wi-Fi miễn phí bất kể khi nào có kết nối là thói quen vô cùng nguy hiểm. Bởi hệ thống như vậy dễ bị người khác kiểm soát, thậm chí đưa ra các dạng giả lập nhằm đánh cắp thông tin người dùng. Bạn vẫn có thể vào mạng miễn phí, nhưng không nên truy cập vào các dịch vụ quan trọng như hệ thống giao dịch ngân hàng.
6. Click vào những đường link chứa mã độc: Những người nhẹ dạ click vào các đường link lạ chính là mồi ngon của tin tặc. Chúng có thể lây nhiễm mã độc lên điện thoại, từ đó tiến hành thu thập dữ liệu và cài thêm các phần mềm khác.
7. Bỏ qua các bản nâng cấp của điện thoại: Chậm chạp trong việc cập nhật ứng dụng và hệ điều hành sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự an toàn của thiết bị. Hacker dễ dàng khai thác lỗ hổng trên các nền tảng đã cũ. Vì vậy, người dùng nên có thói quen nâng cấp hệ điều hành khi có phiên bản mới nhất.
Theo zing.vn
Tin liên quan khác
Tin mới hơn
- Xuất hiện ảnh iPhone 7 Plus với camera kép - 16/03/2016 04:12
- Phần mềm AlphaGo của Google chiến thắng Lee Se-dol chung cuộc 4-1 - 15/03/2016 09:49
- Những laptop chơi game đắt nhất Việt Nam - 15/03/2016 04:13
- Sau thành công của Uber có bàn tay góp sức của giám đốc người Việt - 14/03/2016 07:51
- BMW 5-Series phiên bản đặc biệt về Việt Nam - 13/03/2016 05:54
Tin cũ hơn
- Honda Super Dream 110 đặc biệt ra mắt ở Việt Nam - 11/03/2016 07:35
- Siêu xe Ferrari F12 Berlinetta trên phố Sài Gòn - 11/03/2016 07:31
- Facebook đang nuốt chửng thế giới như thế nào? - 11/03/2016 03:44
- Chi tiết chiếc Porsche đắt nhất vừa bán tại Việt Nam - 10/03/2016 07:21
- Kỳ thủ Lee Se-dol - huyền thoại cờ vây thế giới bị trí tuệ nhân tạo đánh bại - 10/03/2016 01:50