• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Chính sách BHXH mới: Người dân hiểu sai, doanh nghiệp kêu không cần thiết?

"Tăng bảo hiểm xã hội là hoàn toàn chính xác, nếu cả doanh nghiệp và người lao động thực hiện đúng nghĩa vụ của mình thì việc tăng bảo hiểm là hoàn toàn có lợi."

Đó là chia sẻ của ông Đặng Như Lợi - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội  xung quanh việc tăng tiền bảo hiểm xã hội, gây chú ý trong dư luận thời gian qua.

tang bao hiem xa hoi, nguoi lao dong, doanh nghiep, co loi

- Thưa ông, những ngày qua người lao động và cả các doanh nghiệp sử dụng lao động đều cho rằng luật bảo hiểm xã hội (BHXH) mới đã thật sự tác động lớn đến cuộc sống của họ trong thời gian tới.

Ông Đặng Như Lợi: Thật ra, tôi cho rằng người dân đang hiểu sai vấn đề và các doanh nghiệp (người sử dụng lao động) đang kêu những điều không cần thiết. Theo luật BHXH sửa đổi 2014 có hiệu lực từ ngày 1.1.2016 theo đó, tỉ lệ đóng góp của doanh nghiệp và người lao động không thay đổi, nhưng cơ sở mức đóng có thay đổi: tiền lương + phụ cấp chứ không thuần lương cơ bản như trước kia. Nói về quyền lợi để hưởng lương hưu trí sau này thì không cần phải bàn nhiều vì có lẽ người lao động đã đọc kỹ, nhưng xin nói về việc “phải đóng” trong thời gian hiện tại và những quyền lợi  “sát sườn” với người lao động. Thứ nhất: luật có những điều mới như có chế độ thai sản đối với lao động nam có vợ sinh con. Trong trường hợp chỉ có người chồng tham gia BHXH thì khi vợ sinh con vẫn được nhận trợ cấp một lần bằng hai tháng tiền lương cơ sở.

Lâu nay, người lao động chỉ đóng bảo hiểm trên tổng số tiền lương cơ bản, nhưng nay sẽ đóng thêm cả tiền phụ cấp, đến năm 2018 sẽ tính trên tổng thu nhập gồm lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung.

Người lao động phải hiểu, nếu họ đóng BHXH một phần thì doanh nghiệp, người sử dụng lao động sẽ phải đóng 2 phần. Nếu ở các doanh nghiệp nhà nước thì giá trị sẽ tăng lên 2,5 lần. Lâu nay người dân quen đóng bảo hiểm ở mức thấp nhất. Nhưng thực tế giờ phải đóng thêm cả cái mức phụ cấp, những giá trị thực thì người dân lại cho rằng bản thân mình gặp bất lợi. 

Bảo hiểm là gì? Chính là để góp lại một số tiền cho chính người lao động trong những lúc tai nạn, ốm đau, thai sản, hưu trí... Bản thân người lao động không hiểu bảo hiểm hưu trí là gì nên khi phải bắt buộc đóng số tiền bảo hiểm thực nhận trên tổng số tiền lương họ cho rằng là đóng quá cao. Nhưng họ có bao giờ đặt câu hỏi, những lúc ốm đau, hưu trí, tai nạn... họ sẽ có số tiền bảo hiểm từ đâu ra? Tất nhiên là từ những lúc này, những lúc họ đang lao động, đang trẻ khỏe. Nếu bản thân họ đang làm việc, đang trẻ thì họ có quyền được lấy tiền hưu trí, tiền tai nạn, ốm đau ra để ăn không? Có được quyền lấy không? Hoàn toàn không.

Chính vì thế, số tiền mà bây giờ họ đóng góp chính là tích trữ cho tương lai của họ. Người lao động luôn cho rằng bản thân lương không đủ sống, mà phải đóng bảo hiểm quá cao là không hợp lý. Bản chất vấn đề nằm ở chỗ, nếu không ép buộc đóng thì khi thanh niên trẻ khỏe, có ai muốn mua bảo hiểm xã hội? Nếu không ép buộc thì còn đâu một xã hội tốt đẹp cần phải định hướng. Nếu sau này họ có ốm đau, bệnh tật, tai nạn... họ trông chờ vào đâu? Trông chờ vào từ thiện à? Hoàn toàn không thể. Họ cần phải đóng góp vào quỹ bảo hiểm của chính họ ngay từ khi họ đang là thanh niên, đang khỏe, đang làm được ra đồng tiền thì hãy biết tích trữ lại cho những lúc ốm đau, bệnh tật, cho những lúc mình cần dùng đến.

tang bao hiem xa hoi, nguoi lao dong, doanh nghiep, co loi

Một số doanh nghiệp ngành dệt may, da giầy sẽ phải thu hẹp sản xuất nếu quỹ BHXH tăng cao

- Các doanh nghiệp thì cho rằng, việc tăng BHXH là gây khó dễ cho các doanh nghiệp nhiều lao động, như vậy họ buộc phải đẩy giá thành lên cao hơn?

Các doanh nghiệp nếu nói như thế là hoàn toàn sai. Bản thân chủ doanh nghiệp là người hiểu hơn ai hết vì sao BHXH lại tăng lên, vì việc tăng lên như thế này hoàn toàn có lợi cho người lao động. Nếu hiểu cụ thể thì có lợi cho cả các doanh nghiệp đông lao động đồng thời thúc đẩy được nền kinh tế phát triển.

Những ngành sản xuất, quỹ tiền lương chiếm toàn bộ là chi phí sản xuất thì đóng thêm dưới 10% không là gì đối với họ cả. Còn đối với những ngành như dệt may, da giầy.. thì cũng là một điều khó khăn nhưng theo tôi là họ vẫn tồn tại được. Đơn giản là việc họ cần minh bạch hơn cho những việc đằng sau đó thì mới đáng bàn vì nếu công khai ra thì việc họ đóng thêm cho người lao động cũng không quá khó khăn.

Bản thân họ không làm đầy đủ nghĩa vụ, lâu nay cứ trốn tránh quen đi rồi. Và phần lớn doanh nghiệp là như thế, những nơi làm ăn thật sự có lãi luôn kê khai khống. Ví dụ như vốn đầu tư thực chất chỉ có 500 triệu, nhưng kê khống lên 1-2 tỷ để mong được thu hồi vốn nhanh ngay từ đầu. Vậy số tiền gấp đôi, gấp 3 kia là lấy từ đâu? Có phải là từ các nguồn khác nhau hay kêu gọi đầu tư hay không? 

- Vậy việc doanh nghiệp cho rằng phải tăng BHXH là thực chất đẩy chi phí sản xuất tăng lên, trong khi đó thu nhập của người dân nước ta vẫn còn thấp. Vậy theo ông điều đó có gì mâu thuẫn?

Người ta cứ thi nhau nói những điều vụn vặt, chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt mà không thấy cái lợi lâu dài. Khi tăng BHXH, người lao động chỉ đóng 1 phần và doanh nghiệp đóng 2 phần. Nếu chúng ta trốn tránh nghĩa vụ, trốn được 1 đồng thì người sử dụng lao động họ trốn được những 2 đồng kia. Về mặt chính sách thì hiện nay, đa số các doanh nghiệp đều gian lận. Cứ thực hiện đúng luật thì bản thân các doanh nghiệp không hề thiệt thòi hay là phải tăng giá.

Trả lời câu hỏi của phóng viên, tôi xin nói, kể cả khi họ có tăng giá hay giảm giá thì sản phẩm của họ cũng sẽ bán được, thậm chí bán rất thuận lợi. Họ đã kê khai chi phí là tỷ trọng nhỏ trong vấn đề sản xuất. Việc kê khai giá mới là vấn đề, họ tiết kiệm chi phí sản xuất để nhằm nói là hạ giá thành, nhưng thực tế không phải. Sản phẩm họ làm ra, kể cả bán dưới giá thành mà họ kê khai thì họ vẫn bán được, vì họ đã tính lãi suất ngay trong khâu sản xuất dây chuyền rồi. Nếu nhà nước không kiểm soát chặt chẽ về vấn đề này thì sẽ bị ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế.Tôi chỉ chia sẻ với những người lao động họ làm ở những nhà máy sản xuất dây chuyền, vì họ không được nghỉ, không tính định mức theo thời gian mà họ tính theo định mức máy, cứ lấy định mức máy sản xuất được bao nhiêu thành phẩm thì họ sẽ được bấy nhiêu năng suất. Còn những danh mục khác, theo tôi chính ngay tại các công ty nhà nước, người lao động cứ "đút chân vào gầm bàn" là có tiền thì việc tăng BHXH với họ là điều không cần phải phản đối. 

- Các doanh nghiệp cho rằng bản thân họ sẽ phải thu hẹp sản xuất để vừa vặn với các chi phí tăng thêm từ BHXH, theo ông điều này có đúng?

Họ không tính được rằng, những người làm công tác tiền lương trước đó đã đề nghị doanh nghiệp tự xây dựng bảng lương, đăng ký với cơ quan quản lý và kiểm tra nếu họ làm sai. Toàn bộ chi phí sản xuất gồm có chi phí vật chất chiếm đến hơn 80%, vậy thì ai quản lý, định mức nào, chi phí ra sao? Chúng ta chỉ quản lý bằng cơ chế tài chính là gì, chứng từ có hợp lệ hay không. Còn nội dung chưa hợp lệ thì ai kiểm soát? Cái không hợp lệ này chiếm bao nhiêu phần trăm và rơi vào túi ai? Nhà nước không quản lý vì giao quyền tự chủ cho người quản lý rồi, đó là đội ngũ giám đốc. Mình thực hiện theo hình thức tín chấp, đó là bổ nhiệm người làm giám đốc phải là đảng viên. Còn tiền lương chỉ là 6% thôi, còn lại là lợi nhuận và các chi phí vật chất chiếm 80%.

Người lãnh đạo doanh nghiệp lương cao rõ ràng là lấy từ "nguồn khác" chứ không thể trả lương cho lao động 2 -3 triệu còn giám đốc thì đến 40-50 triệu hay 100 triệu/1 tháng. Có nghĩa là các doanh nghiệp bản thân họ cũng đã tự "căn chỉnh" việc đó rồi. Mức sống tối thiểu hiện nay của người lao động vẫn là mức lương tối thiểu làm chuẩn. 

Việc tăng BHXH chính là tăng lên mức sống của người dân, sát sao hơn với việc bản thân người lao động tính bình quân phải lo cho gia đình như thế nào. Tăng lương, đồng thời tăng BHXH, lộ trình sẽ đến năm 2017 và mức lương tối thiểu phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình các lao động. Người dân hoàn toàn an tâm với quỹ tiền lương và quỹ BHXH hiện hành sẽ tạo nên một chế độ chính sách tốt nhất cho bản thân người lao động, thậm chí là cả doanh nghiệp. Cảm ơn ông về những chia sẻ.

Theo: Motthegioi.vn