• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Công bố di sản tư liệu thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế

Ngày 11/6, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ công bố "Di sản tư liệu thơ văn trên kiến trúc Cung Đình Huế” (thuộc Chương trình ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO).

1 di santu lieu

Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế là những tác phẩm tinh túy từ vô số các trước tác của các vị Hoàng đế triều Nguyễn.

Di sản tư liệu Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế được ghi danh vào Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương và được công bố tại Hội nghị toàn thể lần thứ 7 của Ủy ban Chương trình ký ức thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại cố đô Huế vào trung tuần tháng 5 vừa qua. Đây là di sản thứ 5 của cố đô Huế được UNESCO vinh danh.

Đây là những áng văn thơ tinh túy nhất ca ngợi về non sông, đất nước và dân tộc Việt Nam được thể hiện trên các công trình kiến trúc của Cung đình Huế. Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế gồm những tác phẩm tinh tế được bắt đầu được sử dụng để trang trí trên cung điện, đền miếu, lăng tẩm hoàng gia từ thời vua Minh Mạng (1820-1841) đến thời vua Khải Định (1916-1925).  

Hiện, Huế vẫn còn bảo tồn được hơn 3000 đơn vị với đầy đủ các loại hình: thơ, văn, câu đối, đại tự... Các bài thơ được trang trí theo lối “nhất thi nhất họa” hoặc “nhất tự nhất họa”, mỗi bài thơ hay mỗi đại tự được trang trí kèm một bức tranh. Vị trí thể hiện chủ yếu là trên các liên ba, đố bản hay cổ diềm các công trình, trong nội thất và ngoại thất kiến trúc cung đình Nguyễn.

Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cho biết: "Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế là di sản thứ 5 của cố đô Huế được UNESCO vinh danh. Đây là sự ghi nhận rất lớn với công sức không chỉ của chúng tôi mà rất nhiều người, trong đó có sự quan tâm đặc biệt của UBND tỉnh, Bộ VHTT Du lịch, đặc biệt là Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam. Chúng tôi ý thức rõ được rằng, sự công nhận này chỉ là bước đầu tiên để chúng ta có một cơ sở pháp lý một cơ sở thật tốt để từ đó xây dựng kế hoạch chiến lược cho việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy di sản này một cách tốt nhất.

Theo Danviet