• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Vũ trụ đang cạn kiệt và chết dần

Tuyên bố được các nhà khoa học đưa ra dựa trên một cuộc khảo sát năng lượng của hơn 200.000 thiên hà.

Trong một nghiên cứu được trình bày tại Đại hội của Hiệp hội Thiên văn Quốc tế vừa diễn ra ở Honolulu, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, ở thời điểm hiện tại, năng lượng được các thiên hà tạo ra chỉ bằng một nửa so với 2 tỷ năm trước đây.

Những dấu hiệu của việc vũ trụ đang dần “héo úa” đã được biết đến từ những năm cuối thập niên 1990, nhưng các dữ liệu mới từ dự án Galaxy and Mass Assembly (GAMA) cho thấy, nó đang diễn ra trên khắp 21 bước sóng khác nhau từ các tia tử ngoại đến tia hồng ngoại.

Giáo sư Simon Driver, đến từ Trung tâm nghiên cứu Thiên Văn học Quốc tế ở Tây Úc, người đứng đầu dự án nghiên cứu GAMA cho biết, “Những gì chúng ta đang thấy là tại mỗi bước sóng duy nhất, lượng năng lượng được tạo ra ngày nay gần như chỉ bằng một nửa năng lượng được tạo ra từ 2 tỷ năm trước đây.” “Điều đó cho chúng ta biết rằng, vũ trụ đang dần yếu đi. Đến một lúc nào đó, nó sẽ suy giảm tới mức cạn kiệt và biến mất, bất kể là mô hình vũ trụ nào”.

Vũ trụ đang cạn kiệt và chết dần - 1

Ảnh: NASA

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã tính toán năng lượng của những ngôi sao lâu đời có khối lượng thấp nhất và thấy rằng, những ngôi sao này còn có thể giữ sáng khoảng 100 tỷ năm nữa.

Trong khi đó, mặc dù có ít năng lượng hơn so với quá khứ, nhưng ở thời điểm hiện tại, vũ trụ đang có nhiều ngôi sao hơn bao giờ hết. “Chúng ta đang trải qua một thời điểm bước ngoặt, nơi mà rất nhiều ngôi sao đang hình thành và cũng rất nhiều ngôi sao đang tan biến”, giáo sư Driver nói.

Driver cùng các đồng nghiệp đã nghiên cứu mô hình của các thiên hà khác nhau bằng cách lập một bản đồ tất cả các năng lượng được tạo ra trong tập hợp các không gian. Từ đó, họ bắt đầu xem xét, tính toán năng lượng của vũ trụ từ khi mới hình thành cho đến nay.

“Cuộc khảo sát của chúng tôi vạch ra các phần của vũ trụ, bằng cách lấy rất nhiều các mẫu khoan lõi băng ở Nam Cực  và bắt đầu tìm hiểu về các điều kiện của Trái Đất ... 100 triệu năm trước hay 200 triệu năm trước đây". "Trong trường hợp này, chúng tôi đang tìm kiếm tại hơn năm tỉ năm và lấy mẫu các thiên hà ở các giai đoạn khác nhau. Chúng ta có thể nhìn vào những thiên hà ở các khoảng thời gian khác nhau và chúng tôi có thể thấy rằng các thiên hà đang thay đổi theo thời gian."

Như chúng ta đã biết, tất cả năng lượng trong vũ trụ được tạo ra trong vụ nổ Big Bang. Tuy nhiên, không phải tất cả năng lượng của nó đều được giải phóng mà một phần năng lượng khác còn ẩn chứa trong các ngôi sao.

Các thiên hà rạo ra một lượng năng lượng khác nhau ở các bước sóng khác nhau; những ngôi sao trẻ tỏa sáng trong tia cực tím cao, những ngôi sao già hơn tỏa sáng trong quang học, bụi nóng tỏa sáng trong các bụi hồng ngoại trung và bụi lạnh tỏa sáng trong hồng ngoại xa.

Tuy nhiên, ngày nay, các vụ va chạm ngày càng ít đi, năng lượng trong các ngôi sao cạn kiệt dần, do vậy vũ trụ đang bị "già hóa" và một ngày nào đó sẽ không còn nữa.

Tuy nhiên, ông thừa nhận rằng không đủ hiểu biết về những đặc tính kỳ lạ của năng lượng tối để dự đoán tất cả các khả năng.

Simon Driver hy vọng sẽ mở rộng nghiên cứu để lập bản đồ mô hình năng lượng trong toàn bộ lịch sử của vũ trụ, bao gồn các quan sát sử dụng kình thiên văn vũ trụ mới X-ray, Kính viễn vọng vô tuyến điện Array Square Kilometre đang được xây dựng ở Tây Úc và Nam Phi.

Mặc dù vậy, các nhà khoa học cũng cho biết, không cần phải hoảng sợ với thông tin trên, bởi chúng ta vẫn có khoảng trăm tỷ năm hoặc lâu hơn trước khi các ngôi sao cuối cùng tắt sáng.

Theo Phong Nguyệt (Khampha.vn/ABC Sciences)