• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Phải làm gì khi chưa có vắc xin chống virus Zika?

Dịch bệnh do virus Zika đang bùng phát khắp thế giới. Việt Nam là quốc gia mới công bố chính thức 2 trường hợp nhiễm đầu tiên. Câu hỏi nhiều người đặt ra là khi chưa có vắc xin chống virus Zika, thì cần phải làm gì để phòng ngừa?

Sáng hôm nay 5.4.2016, Bộ Y tế Việt Nam chính thức công bố 2 trường hợp nhiễm virus Zika đầu tiên được phát hiện tại Nha Trang và TP.HCM. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính cả Việt Nam thì đã có hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận có sự lan truyền virus nguy hiểm này.

- Khu vực Trung và Nam Mỹ: Bolivia, Brazil, Colombia, Costa Rica, Cuba, Ecuador, El Salvador, Guyana thuộc Pháp, Guatemala, Guyana, Honduras, Mexico, Nicaragua, Panama, Paraguay, Suriname, Venezuela.

- Khu vực Caribbean: Aruba, Barbados, Bonaire, Curaçao, Cộng hoà Dominica, Cộng hòa Dominicana, Guadeloupe, Haiti, Jamaica, Martinique, Puerto Rico, Saint Martin, Saint Vincent and Grenadines, Sint Maarten, Trinidad and Tobago, Quần đảo Virgin thuộc Mỹ.

- Khu vực Châu Đại Dương: American Samoa, Quần đảo Marshall, New Caledonia, Samoa, Tonga.

- Khu vực Châu Phi: Cape Verde.

- Khu vực Châu Á gồm: Các nước Đông Nam Á, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan. Và mới nhất là 2 trường hợp vừa phát hiện tại Việt Nam

Ngày 5.4.2016, Việt Nam gia nhập danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ được ghi nhận có người bị nhiễm virus Zika (Ảnh từ Internet)

Virus Zika là vi khuẩn gây bệnh đầu nhỏ, lan truyền sang người qua các vết chích của loài muỗi Aedes. Đây cũng là loài muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết và sốt Chikungunya. Hai loài muỗi Aedes được xác định là trung gian gây bệnh Zika là Aedes albopictus (còn gọi là muỗi Tiger châu Á) và loài muỗi Aedes aegypti.

Bệnh do virus Zika được xác định khởi phát ở loài khỉ Uganda vào năm 1947. Đến năm 1954, ca nhiễm bệnh ở con người đầu tiên được phát hiện tại Nigeria. Tiếp sau đó xuất hiện các ổ dịch mới tại châu Phi, Đông Nam Á và các đảo Thái Bình Dương.

Gần đây, virus Zika được cho có mối liên quan với chứng dị tật bẩm sinh đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh. Từ mối liên hệ giữa nhiễm Zika và chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh, ngày 1.2.2016, WHO đã tuyên bố virus Zika là một "trường hợp khẩn cấp về y tế công cộng mà quốc tế cần quan tâm".

Các dấu hiệu và triệu chứng nhiễm virus Zika không rõ ràng và có thể kéo dài tới 1 tuần. Chẩn đoán  nhiễm virus Zika thường được xác nhận bằng cách xét nghiệm máu.

Các triệu chứng khi bị nhiễm virus Zika bao gồm sốt, đau đầu, phát ban, đau khớp, đau cơ, viêm kết mạc (mắt đỏ), đau mắt, ói mửa. Theo Tổ chức Y tế Liên Mỹ (PAHO), cứ 4 người bị nhiễm virus Zika  thì chỉ có 1 người có những biểu hiện kể trên.

Hiện chưa có một loại thuốc đặc trị hay vắc xin để tiêu diệt và ngăn ngừa chủng loại virus này. Do vậy, để chủ động phòng tránh, không đến các quốc gia đang có dịch bệnh do virus Zika khi không cần thiết. Nếu phải đến các khu vực có dịch do virus Zika cần phải tư vấn cán bộ y tế để có thông tin đầy đủ về các biện pháp phòng chống lây nhiễm virus Zika. Khi trở về từ các khu vực có dịch do virus Zika cũng cần đến các cơ sở y tế để được tư vấn, xét nghiệm nhằm phát hiện sớm yếu tố lây nhiễm. Zika có thể lây qua quan hệ tình dục, vì vậy, khi người hôn phối hay người yêu từng sống, du lịch đến vùng Zika hoạt động, và chưa có kết quả xét nghiệm với virus Zika, thì cũng cần phải luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ hoặc kiêng sex để chủ động phòng tránh.

toancanhbaochi

Tờ rơi tuyên truyền phóng ngừa virus Zika của Trung tâm truyền thong và Giáo dục sức khỏe Trung ương. (Ảnh từ Internet)

Chúng ta chỉ có khả năng dự phòng bằng cách:

- Tiêu diệt trung gian lan truyền virus Zika là muỗi Aedes, vệ sinh môi trường sống như lật úp lu hũ đựng nước, đậy kín, thả cá ăn lăng quăng…

- Chú ý ngủ màn cả ban đêm lẫn ban ngày.

- Nếu phát hiện dấu hiệu, triệu chứng nghi ngờ do nhiễm virus Zika, hãy dến ngay cơ sở y tế gần nhất để được giúp đỡ.

- Tăng cường tuyên truyền kiến thức về tình hình lây truyền virus zika đến mọi người dân.

Theo Motthegioi.vn