• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Tìm kiếm việc làm ở tuổi 30 khác gì với tuổi 20?

Tìm kiếm việc làm ở mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có những vấn đề khác nhau. Có thể vẫn là cùng một lĩnh vực, chỉ thay đổi môi trường làm việc, và có thể là thay đổi hẳn sang một ngành nghề không liên quan gì đến công việc trước đây nhưng đổi lại, nó phù hợp với điều kiện hiện tại của bản thân.

“Nếu tuổi 20, bạn có nhiệt huyết, tinh thần hừng hực để cống hiến cho công ty và chỉ muốn trau dồi thêm kinh nghiệm thì ở tuổi 30, nó cần nhiều hơn như thế”, anh Minh Tuấn, hiện đang là lập trình viên chia sẻ khi được hỏi ý kiến về chủ đề “Tuổi 30 tôi xin việc, khác gì với tuổi 20”. 

tim viec tuoi 30 toancanhbaochi 1

Tuổi 20 – sức trẻ và khao khát thể hiện cái tôi

Anh Tuấn đã đề cập đến lứa tuổi này bằng những danh từ như “tuổi mộng mơ”, “tuổi sức trẻ”,... và chắc chắn những ai đã trải qua giai đoạn này đều hiểu được cảm giác hừng hực và mong muốn thể hiện cái tôi, dù là tham gia tuyển dụng việc làm online tại nhà hay nơi công sở. 

“Tôi bắt đầu tìm việc từ lúc còn là sinh viên năm 3, tất cả những gì tôi hy vọng ở công việc là sự liên quan với chuyên ngành đang học, sự linh động về thời gian cũng như chút ít kinh nghiệm. Cứ vậy, tôi ứng tuyển vào những dự án freelance, tham khảo các tin đăng tuyển dụng việc làm online tại nhà để tìm kiếm công việc tôi thấy ổn nhất” – anh Tuấn chia sẻ. 

Lúc đó anh chưa nghĩ quá nhiều về mức lương sẽ được chi trả vì mọi thứ đơn giản chỉ là sự trải nghiệm. Những điều này sẽ giúp anh có được một nền tảng tốt hơn trong tương lai. Bên cạnh đó, anh cũng không ngần ngại thể hiện mình bằng cách đưa ra những ý kiến, giải pháp mang tính xây dựng, cũng không sợ các cuộc tranh luận vì sẽ giúp mình cải thiện nhiều hơn.

tim viec tuoi 30 toancanhbaochi 3

Tuổi 30 – sự trải đời và thấu hiểu bản thân

Đối với nghề lập trình nói riêng cũng như các ngành nghề nói chung, anh Tuấn nghĩ rằng ai cũng sẽ phải có lúc chững lại, suy nghĩ về những điều mình đã làm được và chưa làm được khi chọn công việc này. Sau hơn 10 năm, bên cạnh sự trưởng thành trong nấc thang nghề nghiệp thì anh Tuấn cảm thấy ở tuổi 30 mình đã trải đời và thấu hiểu bản thân hơn rất nhiều.

Anh chia sẻ: “Ở lứa tuổi 30, chúng ta sẽ vỡ ra nhiều thứ khi lựa chọn công việc vì phải thừa nhận rằng, lúc này không còn trẻ nữa. Tức là nhiệt huyết, sự tự tin, sự nhạy bén linh hoạt cũng như thái độ đối với công việc chắc chắn đã thay đổi. Điều bạn có ở 30 tuổi là sự trải đời, thấu hiểu bản thân và kinh nghiệm làm việc. Những yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến quá trình tìm kiếm việc làm, bạn có nhiều thứ phải lo nghĩ hơn, có nhiều dự định hơn, có nhiều kế hoạch phải hướng đến,... chứ không đơn giản chỉ là đổi chỗ làm vì thấy chán, thấy bên kia tuyển lương cao hơn, đại khái như vậy. 

Chưa kể, tôi cũng học được cách lắng nghe tốt hơn, không hẳn là không tranh luận nữa, nhưng tôi cũng sẽ cố gắng đưa mình vào góc nhìn của các bạn trẻ, các nhân viên khác để hiểu hơn về quan điểm của họ thay vì làm mọi thứ để thể hiện cái tôi” - anh Tuấn tâm sự về sự trưởng thành trong việc kiểm soát cảm xúc ở độ tuổi này.

tim viec tuoi 30 toancanhbaochi 2

Tuổi 30 tôi xin việc, khác gì với tuổi 20?

Khi được hỏi về sự khác biệt giữa quá trình xin việc ở tuổi 30 và tuổi 20 như thế nào, anh Minh Tuấn cũng thẳng thắn đưa ra nhận định: “Các bạn hãy tưởng tượng nếu tuổi 20 được coi như một buổi thử trang phục, thì tuổi 30 là màn trình diễn thật sự. Nếu tuổi 20 bạn say sưa đi tìm những thứ mới lạ, thử thách bản thân, dám thất bại và dám làm lại,... chỉ để tìm được điều phù hợp với bản thân mình nhất; thì ở tuổi 30, bạn chắc chắn đã biết mình cần gì, muốn gì và có gì. 

Như tôi chẳng hạn, ở hiện tại những tiêu chuẩn trong công việc mới tôi đề ra cần phải đảm bảo được tính ổn định và đúng với những định hướng tôi đặt ra. Ví dụ về mức lương, với kinh nghiệm 10 năm trong lĩnh vực này, tôi cần mức lương trong khoảng từ  X đến Y là phù hợp. Về thời gian làm việc, thay vì tăng ca xuyên suốt như tuổi 20, tôi chọn những công việc có thể làm xong trong vòng 8 giờ đồng hồ ở công ty. Về môi trường, tôi hướng đến những tập đoàn lớn đa quốc gia để có thể phát triển bản thân. Và mỗi chúng ta đều có những mục tiêu khác nhau ở độ tuổi khác nhau. Đồng thời, tôi hiểu rằng mình cũng phải chịu đựng những áp lực như thế nào khi chọn công việc đó.”

Song, anh Tuấn cũng lưu ý rằng: “Bạn phải hiểu được giá trị của bản thân nằm ở đâu và không ngừng xây dựng nó từ tuổi 20 đến tuổi 30, 40 hay 50. Điều này sẽ giúp bạn không bị trôi tuột trong thời đại mọi thứ đều mang tính cạnh tranh. Giới trẻ càng ngày càng giỏi và năng động nên nếu bạn không cố gắng thì phải chịu quy luật đào thải của xã hội. Ở tuổi 20 sai bạn có thể sửa, nhưng ở tuổi 30 thì gánh nặng gia đình và áp lực xã hội không cho phép bạn có thể hội sai và sửa nhiều như thế. Vậy nên đừng bỏ qua cơ hội khi 20 tuổi và đừng quên sàng lọc cơ hội khi 30 tuổi.”

Có lẽ những chia sẻ của anh Minh Tuấn cũng đã giúp mọi người hình dung được sự khác biệt giữa quá trình tìm kiếm việc làm ở tuổi 20 và 30. Hy vọng rằng, bạn có thể cân nhắc được định hướng công việc của mình, từ đó đưa ra những lựa chọn thích hợp để phát triển bản thân.

Pha Lê

* Nội dung được thực hiện theo GPKD của Trường Sơn Media