• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Tăng giá, xăng Việt vẫn thấp hơn láng giềng

Những quốc gia có chung đường biên giới trên bộ với Việt Nam đều có giá xăng cao hơn, làm tăng nguy cơ xuất lậu nhiên liệu.

Theo số liệu cập nhật đến ngày 14/3 của trang thống kê giá nhiên liệu toàn cầu Global Petrol Price, giá xăng tại Việt Nam đứng thứ 33/180 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với mức giá trung bình toàn thế giới, giá xăng Việt Nam thấp hơn khoảng 32%.

Mức giá bán lẻ trong nước chỉ tương đương 0,66 USD, bằng 84,6% của Campuchia, 72,5% của Trung Quốc, và bằng 57% so với Lào. Đây đều là các quốc gia có chung đường biên giới trên bộ với Việt Nam, làm gia tăng nguy cơ xuất lậu nhiên liệu để thu chênh lệch tại các khu vực vùng biên.

Nếu quy ra tiền Việt, giá xăng vùng 2 tại Việt Nam (các tỉnh biên giới Việt Nam đều nằm trong khu vực tính giá vùng 2) chỉ là 14.700 đồng, trong khi của Trung Quốc là 20.300 đồng, của Lào là 26.000 đồng và của Campuchia là 17.400 đồng.

Thực tế, cả Việt Nam, Lào, Campuchia, Trung Quốc đều chưa tự chủ được nguồn nhiêu liệu cho nhu cầu sử dụng trong nước. Với việc nguồn cung phụ thuộc vào giá thế giới, sự chênh lệch giữa giá xăng Việt Nam với các nước láng giềng chủ yếu do những khác biệt giữa mức thuế suất cấu thành.

Tang gia, xang Viet van thap hon lang gieng hinh anh

Cơ cấu thuế trong giá xăng tai Việt Nam tương đối thấp so với các quốc gia láng giềng có chung đường biên giới trên bộ. Ảnh: Lê Quân.

Thông thường, các loại thuế mà Việt Nam và các nước láng giềng áp dụng có thuế nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt, VAT hoặc thuế doanh thu. Vì không có nguồn tự cung đủ nhu cầu, nên mức thuế suất tiêu thụ đặc biệt (thường áp dụng cho các hàng hóa không được Nhà nước khuyến khích sử dụng) khá cao, dao động tử 10% đến 25%.

Ví dụ, tại Việt Nam, giá xăng chịu thuế nhập khẩu 20%, thuế tiêu thụ đặc biệt 10% và thuế VAT thì mức tại Trung Quốc lại cao hơn khá nhiều. Thuế nhập khẩu các mặt hàng xăng dầu của quốc gia này khoảng hơn 12%, thuế tiêu thụ đặc biệt (mới được điều chỉnh tăng từ tháng 11/2015) là hơn 25% và thuế VAT dao động từ 13-15%.

Trong một bài phỏng vấn với tờ Phnom Penh Post năm 2015, Giám đốc Bin Many Mialia của tập đoàn PTT - một công ty thuộc sở hữu của Anh đang cung cấp nhiên liệu cho thị trường Campuchia - cho biết, tổng thuế cơ sở của xăng tại Campuchia là khảng 0,64 USD một lít, chiếm tới hơn 55% giá bán lẻ. Con số này cao hơn một chút so với Việt Nam (ở mức 44,5% vào ngày 14/3).

Tang gia, xang Viet van thap hon lang gieng hinh anh

Ngày 21/3, giá xăng Việt Nam có lần tăng đầu tiên kể từ tháng 10/2015. Đồ họa: Phượng Nguyễn.

Tại Lào, thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng xăng là 25%, riêng dầu diesel chỉ là 10%. Quốc gia này cũng áp dụng thuế doanh thu, thay vì thuế giá trị gia tăng, tức là doanh nghiệp càng có doanh thu cao, thì sẽ càng phải trả mức thuế suất cao, với khung tối đa là 24%.

Trước ngày 18/3, thuế suất tính thuế nhập khẩu tại Việt Nam áp dụng theo công thức cố định, phụ thuộc vào thuế MFN (thuế suất ưu đãi theo nguyên tắc tối huệ quốc) tại từng thời điểm điều chỉnh hoặc theo mức áp cố định của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, các doanh nghiệp lại có quyền lựa chọn nguồn nhập khẩu, sau đó được nhận hoàn thuế. Mức hoàn thuế trong năm 2015, theo báo cáo của Bộ Tài chính, là 3.500 tỷ đồng, chiếm 9,75% tổng số thuế đã nộp.

Từ ngày 18/3, thuế nhập khẩu các mặt hàng dầu được điều chỉnh chỉ còn 7% thay vì 10% như trước đây. Tính riêng với dầu diesel, giá cơ sở 10.856 đồng sẽ bao gồm 405 đồng thuế nhập khẩu (thay vì khoảng 620 đồng như trước), 950 đồng chi phí định mức, 300 đồng lợi nhuận định mức, 0 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt, 1.500 đồng thuế bảo vệ môi trường, 300 đồng trích lập quỹ bình ổn và 986 đồng VAT. 

Theo zing.vn