• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Facecar đối thủ đáng gờm của Uber, Grab

Facecar hiện đang phát triển với tốc độ chóng mặt trong thời gian ngắn tại thị trường Việt Nam ở các thành phố lớn như Hà Nội, HCM, Cần Thơ, Nghệ An...

facecar thay doi nha dau tu moi vndaily3

Ứng dụng gọi xe Facecar do người Việt phát triển chính thức ra mắt vào giữa năm ngoái đã được một doanh nhân người Đức gốc Việt mua lại và dự kiến sẽ cải tiến và tung ra thị trường phiên bản mới kết hợp công nghệ châu Âu, cho phép người dùng có thể gọi các dòng xe cao cấp.

facecar thay doi nha dau tu moi vndaily2

Số lượng xe của Facecar đang rất mạnh và nhiều tại các thành phố lớn

Nhà sáng lập Facecar Trần Thanh Nam và đối tác chiến lược là một Việt Kiều đã tiên phong xây dựng nên tên tuổi của facecar trong những ngày đầu. 

Cả Facecar và đối tác chiến lược đã trăn trở rất nhiều, vạch ra rất nhiều định hướng và kế hoạch cho tương lai Facecar, đã cùng nhau quyết tâm xây dựng Facecar nhưng cuối cùng có nhiều quan điểm khác biệt nên không đạt được những kỳ vọng của nhau, nên không thể cùng nhau hợp tác lâu dài.

Nhà sáng lập Facecar Trần Thanh Nam cũng chia sẻ thêm hiện đã có nhà đầu tư mới sẵn sàng rót tiền vào dự án Facecar, thông tin về nhà đầu tư tiềm lực này sẽ được công bố trong nay mai.

face-tinhot24h 

Facecar, Grab, Uber là 3 ứng dụng hót hiện nay

Giới thiệu về đứa con tinh thần của mình anh Nam cho biết Khoảng 90% những tính năng của FaceCar hoàn toàn khác biệt với các sản phẩm cùng loại có trên thị trường như: gọi được xe bất kỳ và tài xế bất kỳ mình thích, tính năng “đi nhờ xe”, theo dõi lộ trình xe bus, hệ thống mở cho phép các công ty vận tải hoặc các hãng taxi tự quản lý xe...

facecar thay doi nha dau tu moi

Khảo sát từ những người dùng Facecar cho biết, lợi thế cạnh tranh vượt trội của Facecar so với các ứng dụng khác là cho phép người dùng trả giá ở mọi thời điểm. Cải tiến nhìn sơ qua tưởng đơn giản nhưng thực chất đã tạo sự thay đổi căn bản trong chiến lược kinh doanh vì đảo lộn vị thế người dùng và người cung cấp dịch vụ. Trong khi các đối thủ khác của Facecar áp dụng tăng giá thành dịch vụ từ 2-3 lần, tức là quyền quyết định giá nằm trong tay nhà cung cấp dịch vụ. Còn Facecar đưa quyền quyết định giá dịch vụ về tay người tiêu dùng thông qua tính năng “thương lượng giá trực tiếp”.

PV

 * Nội dung được Trường Sơn Media thực hiện theo GPKD