• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Doanh nghiệp gia đình vật vã để 'trưởng thành'

Tại Việt Nam, hiện có gần 90% là doanh nghiệp gia đình. Trong đó, càng ngày càng có nhiều doanh nghiệp đang có những bước chuyển mình để trưởng thành và có nhiều đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước nhà. Tuy nhiên, trong quá trình “trưởng thành” đó có rất nhiều giai nan, thách thức mà các DN gia đình buộc phải trải qua.

Các công ty gia đình đều có những lợi thế hơn hẳn cả về mặt tổ chức, chiến lược hay ra quyết định so với các doanh nghiệp tư nhân hay quốc doanh khác. Đa số các doanh nghiệp ra đời và phát triển nhờ vào sự chung tay và góp sức của những người anh, em, họ hàng trong một gia đình. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động thuận lợi thì áp lực từ phía thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp này đều phải đầu tư thêm kỹ thuật, công nghệ, máy móc, trang thiết bị… để cạnh tranh và đánh bật các đối thủ. Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ nguồn lực tài chính để thực hiện cuộc cải cách sâu rộng mang tính quy mô và đột phá. Đây là lúc nhiều doanh nghiệp cần kêu gọi đầu tư từ phía bên ngoài, phân chia cổ phần với những đối tác mới, cải tổ lại bộ máy quản trị trong công ty.

Ông Trần Anh Tiến nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Minh Phúc cho biết công ty đã phát triển thuận lợi khi kêu gọi vốn thay đổi mô hình quản trị gia đình: “Cổ phần hóa là đòi hỏi tất yếu nếu doanh nghiệp muốn phát triển ở tầm cao mới. Tôi không mấy quan tâm đến quyền lực, ai lãnh đạo cũng được, miễn là Công ty đạt được những kết quả tốt nhất và cổ đông được hưởng cổ tức cao. Cùng với kế hoạch cổ phần hóa và gọi vốn, Minh Phúc hướng đến 2 mục tiêu. Trước hết là tái cấu trúc bộ máy nhân sự. Từ trên dưới 100 người, được quản lý theo kiểu gia đình (chỉ đạo một chiều), ông Tiến lên kế hoạch tăng hơn gấp đôi số nhân viên, các phòng ban được phân chia trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng. Thứ hai là gia tăng quy mô sản xuất”. Việc chuyển doanh nghiệp từ mô hình công ty gia đình sang công ty cổ phần giống việc chuyển từ việc đánh bắt ven bờ sang đánh bắt xa bờ. Ra khơi xa, chắc chắn sản lượng đánh bắt sẽ tăng, nhưng liệu doanh nghiệp có đủ sức để đương đầu với những cơn bão lớn? Chính vì vậy, mà chương trình CEO – Chìa khóa thành công của VTV1 được tài trợ bởi nhãn hàng OTIV đã cho lên sóng chủ đề: “Tái cấu trúc hệ thống – Gia đình hay cổ phần” vào ngày 27/11/2016, để các Doanh nhân bàn bạc, tìm ra lối đi cho DN.

ceo co phan gia dinh

Bà Trần Thanh Hà – Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty Cổ phần BES Việt Nam và các Doanh nhân trong chương trình CEO – Chìa khóa thành công của VTV1

Theo đó, chương trình đề cập vấn đề của một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhập và phân phối nguyên vật liệu cho ngành in, chủ yếu là giấy. Cách đây hơn 10 năm, công ty được ra đời nhờ vào sự chung tay và góp sức của những người anh, em, họ hàng trong một gia đình. Trong đó, CEO và các cổ đông là những người đã có nhiều công sức xây dựng, phát triển và đóng góp vốn liếng nhất cho công ty. Việc kinh doanh thuận lợi, số lượng đơn hàng tăng lên nhanh chóng, đòi hỏi phải đầu tư thêm nhiều máy móc, thiết bị… Lúc này, doanh nghiệp nhận thấy khả năng tài chính có hạn sẽ cản trở công ty thực hiện tham vọng đưa công ty phát triển và có những bước đột phá. Trước tình hình này, CEO và các cổ đông đã ngồi lại với nhau để tìm giải pháp.

Theo đó, các cổ đông cho rằng: “Công ty cần phải chuyển đổi từ mô hình gia đình sang cổ phần (đại chúng) để gọi vốn. Đặc biệt là trong bối cảnh hiện có một số đối tác đã sẵn sàng bàn chuyện hợp tác. Nhưng họ đều e ngại vì công ty hoạt động theo mô hình gia đình. Do đó, công ty cần chuyển đổi mô hình để kêu gọi vốn đầu tư từ các đối tác”. Tuy nhiên, trái ngược với ý kiến của các cổ đông, CEO cho rằng: “Nếu chuyển đổi thì thứ nhất sẽ làm giảm tỉ lệ sở hữu của CEO và các cổ đông, sự kiểm soát và mức chia sẻ lợi nhuận của cả hai trong công ty sẽ giảm. Thứ 2 là phải tiến hành tái cấu trúc bộ máy nhân sự từ trên xuống dưới, tăng nhân viên, phân chia trách nhiệm. Thứ ba là tăng quy mô sản xuất, phát triển và kéo theo hàng loạt vấn đề”. Đồng ý với quan điểm của cổ đông bạn Như Bùi nói: “Sẻ chia lợi nhuận, tái cấu trúc bộ máy quản trị là điều cần thiết. Nhiều công ty nước ngoài vẫn áp dụng điều này để phát triển DN vượt bậc hơn”. Ngược lại, đồng ý với quan điểm của CEO bạn Minh Anh cho rằng: “Chẳng có lý gì mà một nhà đầu tư lại từ chối, hay e ngại khi DN đi theo mô hình quản trị gia đình cả. Đầu tiên nên chứng minh về việc kinh doanh ổn định, quản trị DN tốt không có rủi ro và tạo niềm tin cho nhà đầu tư, cùng một vài kế hoạch khác”. Những ý kiến đa chiều này luôn làm cho Fanpage tạo được sự quan tâm đông đảo của cộng đồng xã hội.

Để xem lại chương trình, vui lòng truy cập kênh CEOtvnext trên Youtube. Để tham gia góp ý kiến về chủ đề này, hãy truy cập trang facebook fanpage của chương trình: www.facebook.com/ceochiakhoathanhcongsme. Để đăng ký tham gia làm người chơi trong chương trình liên hệ theo địa chỉ: chiakhoathanhcong@hoanggia.com.vn hoặc đường dây hỗ trợ doanh nghiệp: 098.148.6868.

Việt Chinh

*Nội dung được thực hiện bởi hoạt động kinh doanh của Trường Sơn Media theo GPKD