• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về phát triển ứng dụng di động

Mặc dù Việt Nam chưa thể so sánh được với các nước như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc trong ngành phát triển ứng dụng di động, nhưng tại Đông Nam Á, Việt Nam xếp thứ nhất, trên cả Singapore, Indonesia, Philipines và Thailand.

Từ ngày 9 đến 11/9/2015, Viện Chính sách tiến bộ (Progressive Policy Institue – PPI) của Hoa Kỳ đã cử đoàn chuyên gia do Chủ tịch Viện, ông Will Marshall dẫn đầu sang thăm tại Việt Nam.

Trong thời gian làm việc tại Hà Nội, ngày 10/9, PPI tổ chức Toạ đàm giới thiệu dự thảo Báo cáo về: “Ngành phát triển ứng dụng di động của Việt Nam”, trong đó đưa ra nhưng đánh giá, so sánh về môi trường đầu tư của Việt Nam với một số quốc gia Đông Nam Á, cũng như cảnh báo các khó khăn trở ngại có thể ảnh hưởng đến sự phát triển ngành công nghệ số tại Việt Nam.

Trình bầy tham luận của mình, Tiến sĩ Michael Mandel – Chủ nhiệm bộ phận kinh tế của PPI, cây viết chính của tạp chí Business Week đã đưa ra một số thông tin đáng chú ý.

Theo số liệu nghiên cứu của ông, mặc dù Việt Nam chưa thể so sánh được với các nước như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc trong ngành phát triển ứng dụng di động, nhưng tại Đông Nam Á, Việt Nam xếp thứ nhất, trên cả Singapore, Indonesia, Philipines và Thailand.

tinhot24h-1

(Ảnh minh họa)

Đối với bức tranh tổng thể về lĩnh vực phần mềm nói chung, Việt Nam xếp sau Singapore và đứng thứ hai Đông Nam Á. Tuy nhiên, ông Michael cũng đánh giá “Việt Nam rất mạnh”.

Bằng phương pháp của mình, Tiến sĩ Michael đo được hiện Việt Nam có tới 29.000 công việc liên quan đến các ứng dụng công nghệ, những người làm trong ngành này đang tạo ra tác động lan toả đối với nền kinh tế. Cùng với việc phát triển truyền thống, đây sẽ là nền tảng tốt để thúc đẩy Việt Nam phát triển.

Trả lời câu hỏi của Việt Nam về việc: “Ông nói rằng, Việt Nam được đánh giá mạnh trong ngành phát triển di động, nhưng ông nghĩ sao khi dường như thế giới chỉ đang đánh giá về chúng tôi như một nước gia công phần mềm tích cực?”

Tiến sĩ Michael nêu quan điểm, khi nói về ngành phát triển ứng dụng, đó là sản xuất ứng dụng để bán và tạo ra công ăn việc làm, đây là một điều quan trọng. Nếu mọi người chỉ nhìn vào việc viết và sử dụng ứng dụng ngay trong thị trường nội địa như một tiêu chí về phát triển thì điều này không đúng.

Điều quan trọng là, Việt Nam luôn sẵn sàng tạo ra ứng dụng để sử dụng vào bất cứ lúc nào, trong khi: “Giống như là trong nông nghiệp, nếu chúng ta tự trồng chúng ta cũng có thể tự ăn và mang bán, những nước chỉ biết nhập khẩu thì sớm muộn cũng trở nên bị đói”.

Ngoài ra, ông Michael cũng đưa ra khuyến cáo, Chính phủ Việt Nam nên có những chính sách hợp lý để phát triển ngành công nghệ của Việt Nam, đồng thời các công ty trong ngành cũng cần giao lưu liên tục với dòng chảy thông tin của thế giới, để hiểu biết về xu hướng chung của thị trường công nghệ, đồng thời nhạy bén đưa ra những sản phẩm mà thị trường cần.

Viện trưởng PPI, ông Will Marshall cho biết, bản báo cáo về số liệu của Tiến sĩ Michael Mandel cũng sẽ được công bố tại Hoa Kỳ cùng ngày với Việt Nam, tạo điều kiện cho Hoa Kỳ có cái nhìn chính xác hơn về Việt Nam, cũng như mở ra những cơ hội đầu tư giữa hai thị trường với nhau trong tương lai.

PPI là một viện nghiên cứu độc lập, phi lợi nhuận, có uy tín, ảnh hưởng lớn được thành lập năm 1989 tại Washington D.C. Chuyên nghiên cứu các vấn đề về công nghệ, đổi mới, kinh tế tri thức. thong qua các nghiên cứu, phân tích chính sách và đối thoại, PPO đã phát triển các ý tưởng đốt phá nhằm hướng đến các mục tiêu phát triển kinh tế, an ninh quốc gia và Chính phủ kiểu mới.

Theo Thành Lương (Ictnews.vn)