• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Đừng đổ lỗi cho robot, đây mới là nguyên nhân khiến bạn thất nghiệp

Mặc dù con người sợ hãi sẽ bị mất việc hay sợ cả thế giới sẽ bị robot hoặc AI chiếm lĩnh nhưng nỗi sợ này do chính bản thân chúng ta nhiều hơn là những nguyên nhân khác.

 

Mối lo ngại xung quanh vấn đề robot đang dần thay thế việc làm của con người đang ngày càng gia tăng. Trước khi nghĩ đến viễn cảnh hàng nghìn nhân công dư thừa bị sa thải và biểu tình diễn ra rộng rãi, chúng ta hãy nhìn vào thực tế đáng buồn chán sau:

Những vụ việc tương tự diễn ra trong quá khứ cho thấy các mối đe dọa mất việc gia tăng khiến tình trạng lo âu và giận dữ đối với máy móc ngày càng trầm trọng. 200 năm trước, một nhóm người phẫn nộ trước sự gia tăng vượt bậc của máy móc trong ngành công nghiệp dệt may đã trút cơn giận của mình bằng cách đập phá máy móc để bày tỏ sự chống đối. Những người này được gọi là Luddites. Đáp trả lại điều này, chính phủ Anh đã đưa hành động “đập phá máy móc” thành một hành động phạm tội.

Đừng đổ lỗi cho robot, đây mới là nguyên nhân khiến bạn thất nghiệp - 1

Phong trào Luddites xuất hiện từ 200 năm trước tại Anh. Ảnh: Wikipedia

Tạp chí Smithsonian mô tả biến động của thời đại như sau "khi Cách mạng Công nghiệp bắt đầu, các công nhân sẽ lo sợ bị thay thế bởi máy móc hiện đại như một bản năng. Nhưng thực tế nhóm Luddites này hoàn toàn có thể 'sống tốt' với máy móc". Bài báo cũng trích dẫn câu nói của Kevin Binfield trong Writings of the Luddites, xuất bản năm 2004, rằng: "Luddites chỉ giới hạn các cuộc tấn công vào các nhà máy sử dụng máy móc mà họ cho là lừa đảo xung quanh luật lao động chuẩn. "

Cuộc đấu tranh giữa người và máy móc diễn ra khá phức tạp. Như một phần của cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa đế quốc Anh, thánh Mahatma Gandhi - Cha của Ấn Độ, đã đốt cháy máy dệt quần áo và kêu gọi mọi người sử dụng cách dệt của phụ nữ Ấn tên là Khadi.

Ông phát biểu, "Tôi có niềm tin rằng khi tất cả các máy móc biến mất thì kỹ thuật thủ công mỹ nghệ của chúng tôi vẫn tồn tại; khi tất cả sự bóc lột chấm dứt thì dịch vụ và lao động chân chính sẽ vẫn còn. Chính vì niềm tin này mà tôi đang tiếp tục công việc của mình... Niềm tin vào công việc là động lực cho tôi. Giống như Stephenson và Columbus, niềm tin bất khuất tiếp thêm cho tôi sức mạnh. "

Con người hay robot đang điều khiển nền kinh tế?

Erik Brynjolfsson và Andrew McAfee đã viết một cuốn sách mang tên "Thời đại Nhị máy móc". Cuốn sách nói về việc chúng ta đang ở giữa một cuộc cách mạng công nghệ mới, là bước phát triển tiếp theo từ cách mạng công nghiệp". Trong bài phê bình cuốn sách, The New York Times cho rằng tác giả cuốn sách là "những người lạc quan về công nghệ" thông qua trích dẫn ý kiến của Robert J. Gordon, một nhà kinh tế học vĩ mô của Đại học Northwestern.

Đừng đổ lỗi cho robot, đây mới là nguyên nhân khiến bạn thất nghiệp - 2

Vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề Người hay Robot. Ảnh: Reuters

Không thiếu những bài viết về nguy cơ con người bị thay thế hoàn toàn bởi máy móc. Mặc dù thực tế cho thấy máy móc có những tác động đáng kể đến cuộc sống của con người, nhưng lịch sử cho thấy máy móc không thể nào thay thế hoàn toàn con người. Nó chỉ có thể được ứng dụng cho những công việc nhất định đòi hỏi sự lặp lại, nguy hiểm hay thậm chí là những công việc dư thừa trong thời đại ngày nay.

Con người vẫn sẽ tiếp tục được lựa chọn trong công việc như một truyền thống và bởi chi phí sử dụng con người có thể kinh tế hơn là máy móc. Sự phát triển của máy móc và công nghệ thực tế ảo chỉ là một cách để nâng cao năng suất lao động của nhân công. Ít nhất cho đến lúc này, chính con người mới là những người điều khiển nền kinh tế, không phải robot!

"Công nghệ thực tế ảo đang rất nổi cộm, nhưng nó sẽ không thể chiếm lĩnh cả thế giới vào thời điểm này. Nếu bạn quen bất kì ai về lĩnh vực này, họ sẽ cho bạn biết công nghệ thực tế ảo lúc này còn rất nhiều hạn chế", ông Jerome Pesenti, Giám đốc điều hành của Benevolent Tech, tại Hội nghị Thượng đỉnh Web tổ chức ở Lisbon, Bồ Đào Nha, đã phát biểu như vậy.

Giá trị thực của Công nghệ thực tế ảo (AI)

Dù vẫn có nhiều lĩnh vực cần được phát triển bởi robot và AI, chúng vẫn còn rất nhiều thiếu sót. Do đó, thuê nhân công là vô cùng cần thiết.

Công ty Deloitte đã công bố bản phân tích chung về lỗ hổng kĩ năng ở nhà máy Hoa Kỳ cho giai đoạn 2015-2025. Dữ liệu cho thấy có 3.5 triệu việc làm nhà máy nhưng có đến 2 triệu việc làm vẫn còn trống.

Đừng đổ lỗi cho robot, đây mới là nguyên nhân khiến bạn thất nghiệp - 3

Khảo sát thường niên của Global Shapers (thuộc Diễn đàn Kinh tế Thế giới WEF) năm 2016. 

Các dự đoán tồi tệ tương tự cũng đã được thực hiện bởi công ty chuyên cung cấp dịch vụ phân tích cho các nhà quản lý nhân lực HR Drive: "Các công ty sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu hai triệu việc làm vào năm 2025. Và Hiệp hội Hoa Kỳ cho rằng ngành công nghiệp sản xuất sẽ cần 300.000 thợ hàn và giảng viên hàn vào năm 2020. Công nghệ đã thay thế một số công việc của con người nhưng vẫn còn lượng lớn vị trí trống không đủ nhân lực đáp ứng".

Những dữ liệu này rõ ràng không ủng hộ lý thuyết robot "ăn cắp" công việc của con người. Vậy tại sao vẫn còn rất nhiều công việc trống? Câu trả lời nằm ở chính chúng ta.

Theo báo cáo của Fred Goff, Giám đốc điều hành của Jobcase, cho biết "Nhiều người trong xã hội tin rằng con đường tốt nhất để đạt đến thành công là phải có bằng cấp và làm các công việc về tài chính, tiếp thị, luật, kỹ sư hoặc giảng dạy. Điều này làm cho các công việc như bán lẻ, thương mại, xây dựng và sản xuất gặp nhiều thách thức trong tuyển dụng. Đây chính là vấn đề về nhận thức và hình tượng trong giới lao động".

Dân số già

Liên Hợp Quốc đề cập đến sự lão hóa dân số ngày nay là 'chưa từng có'. Trong một báo cáo, tổ chức đa phương lớn nhất thế giới này cho biết, "Toàn cầu hóa đã ảnh hưởng đến mọi người và già hóa dân số đang ngày càng gia tăng. Số lượng nhóm người lớn tuổi ở nhiều nước đang ngày càng tăng, tăng cả về số lượng dân số trong độ tuổi lao động, làm mất cân bằng xã hội. Tỷ lệ người cao tuổi là 8% năm 1950, 10% vào năm 2000, và dự kiến sẽ đạt 21% vào năm 2050".

Đừng đổ lỗi cho robot, đây mới là nguyên nhân khiến bạn thất nghiệp - 4

Robot không "ăn cắp" việc làm của con người mà chúng chỉ đang giúp lấp chỗ trống do già hóa dân số. Ảnh: WEF

Vấn đề dân số càng làm trầm trọng hóa sự thiếu hụt lao động. Một lần nữa, không phải robot "ăn cắp" việc làm của chúng ta mà chúng chỉ đang giúp lấp chỗ trống do khoảng cách dân số.

Ở những quốc gia có sự sụt giảm dân số nghiêm trọng như Nhật Bản, robot giúp thay thế các công việc đơn giản như hỗ trợ khách hàng. Ví dụ, khách sạn Henn-na ở Nagasaki tuyên bố là "khách sạn đầu tiên trên thế giới có nhân viên là robot". Robot đa ngôn ngữ của họ sẽ giúp bạn nhận và trả phòng. Họ có một robot trong khoang hành lý và một cánh tay robot để cất giữ hành lý khách hàng. Trang web của khách sạn giải thích rằng "một trong những định nghĩa của từ" Henn "trong tiếng Nhật là "thay đổi ", nhằm đem đến trải nghiệm tuyệt vời và sự thoải mái vượt bậc".

AI sẽ tạo nhiều việc làm hơn là loại bỏ

Công nghệ mới tạo ra sự thay đổi. Những phát minh của kỷ nguyên công nghiệp đã dẫn đến sự suy giảm số lượng thợ rèn, nhưng nó giúp phát triển các nhà máy thép. Tương tự AI cũng vậy. Theo dữ liệu của Business Insider, trong năm nay Hoa Kỳ chi gần 2 tỷ đô la dành cho quảng cáo AI. Công ty nghiên cứu và phân tích công nghệ Gartner ước tính rằng vào năm 2020, lĩnh vực AI sẽ tạo ra 2,3 triệu việc làm.

Trên thực tế, sẽ có khoảng 1,8 triệu việc làm, chủ yếu là ở mức trung bình và cấp thấp, sẽ bị đào thải nhưng những việc làm mới đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, kỹ năng cao hơn sẽ ra đời. Gartner ước tính rằng vào năm 2022, sẽ có 1 trong 5 công nhân sử dụng AI để hỗ trợ cho công việc của họ.

Lo lắng về AI

Người dân Hoa Kỳ đặc biệt quan tâm đến sự tự động hóa và lo ngại một ngày nào đó chúng sẽ cướp đi việc làm của họ. Pew Research đã xuất bản một báo cáo có tiêu đề 'Tự động hóa trong cuộc sống hàng ngày' cho thấy "Người trưởng thành thể hiện sự lo lắng (72%) gấp đôi sự hào hứng (33%) về tương lai mà robot và máy móc có thể thay thế hầu hết các công việc của con người. Họ cũng có thể bày tỏ sự lo lắng (67%) gấp 3 lần sự hào hứng (22%) về các thuật toán đưa ra quyết định tuyển dụng mà không có sự tham gia của con người."

Đừng đổ lỗi cho robot, đây mới là nguyên nhân khiến bạn thất nghiệp - 5

Khi tự động hóa đang dần chiếm lĩnh các nền kinh tế thì ngày càng có nhiều lo ngại về mất an ninh việc làm. Ảnh: Reuters.

Báo cáo cũng nhận thấy rằng 87% người Mỹ sẽ ủng hộ các chính sách hạn chế phạm vi tự động hóa. Một điều thú vị là những người trẻ Hoa Kỳ cho rằng công việc của họ bị ảnh hưởng bởi máy móc. 13% số người được hỏi trong độ tuổi từ 18 đến 24 tuổi cho biết họ đã trải qua những ảnh hưởng bất lợi của tự động hóa tại nơi làm việc.

Sự lo lắng này một phần bị điều khiển bởi các phương tiện truyền thông nhưng cũng bị ảnh hưởng lớn bởi các nhà lãnh đạo công nghệ như Elon Musk và Bill Gates khi họ bày tỏ sự lo ngại về tốc độ phát triển nhanh chóng của AI.

Tâm lý bên trong

Chúng ta đều cảm thấy tội lỗi về việc trở thành Luddites ở một mức độ nào đó. Có vẻ như thời đại AI và Robot đã mở ra mặc cảm bên trong chúng ta. Mặc dù chúng ta sợ hãi sẽ bị mất việc hay sợ cả thế giới sẽ bị robot hoặc AI chiếm lĩnh, nỗi sợ này do chính bản thân chúng ta nhiều hơn là những thứ khác.

robot tapchithoidai

Sự thật là robot không hề chiếm công việc của chúng ta. Hơn nữa, có khả năng trong tương lai sẽ không có đủ nhân lực để làm những công việc này, nên robot đang giúp chúng ta làm những việc đó. Chúng ta cần robot cũng như robot cần ta. Nếu không có công nghệ này, chúng ta sẽ không thể chăm sóc những người lớn tuổi, cung cấp các dịch vụ thiết yếu hay thậm chí không thể trả nổi những vị trí thấp nhất mà chúng ta vẫn làm ngày hôm nay. Việc mất việc làm có thể được giảm nhẹ bằng cách cung cấp cho người dân những kỹ năng mới. Hơn nữa, AI cũng tạo ra nhiều việc làm mới cho con người.

Về cơ bản, vấn đề nằm ở chính con người. Để giải quyết vấn đề phải trị tận gốc - chính con người. AI và robot suy cho cùng cũng chỉ là những công cụ hỗ trợ tiện lợi mà thôi.

Theo N.Hương/khampha.vn